Mỹ và Trung Quốc ra tuyên bố chung về khí hậu bên lề COP26

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/11/2021 | 11:00:24 AM

Mỹ và Trung Quốc ngày 10/11 đã ra “Tuyên bố chung Glasgow Mỹ-Trung về tăng cường hành động khí hậu trong thập niên 2020” gồm 16 điểm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong hai cuộc họp báo riêng rẽ bên lề Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về khí hậu (COP26) đang diễn ra ở Glasgow, Anh, đặc phái viên khí hậu của mỗi nước đã thông báo về thỏa thuận vừa đạt được.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu, cựu Ngoại trưởng John Kerry nói rằng thỏa thuận này đưa ra tuyên bố mang tính bắt buộc hai nước phát thải hàng đầu thế giới phải hợp tác. Ông John Kerry nhấn mạnh: "Ngay bây giờ mọi bước đều quan trọng và chúng ta còn cả một hành trình dài phía trước. Vì vậy, chúng ta phải giảm thiểu nhanh hơn, phải cắt giảm lượng khí metan nhanh hơn, phải tiếp tục nuôi tham vọng và trên hết chúng ta phải hành động để duy trì mục tiêu 1,5 độ C”.

Ông Kerry cho biết thêm, Trung Quốc đã cam kết xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia toàn diện và đầy tham vọng về khí metan tại COP27 vào năm sau. Tuy nhiên, Đặc phái viên khí hậu của Mỹ không cho biết liệu Trung Quốc có tham gia cam kết hiện hành về khí metan toàn cầu do Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada và Anh dẫn dắt hay không.

Lượng phát thải khí metan có tiềm năng cao hơn 25 lần so với CO2 (carbon dioxide) trong khoảng 100 năm tới và thậm chí còn nhiều hơn trong thời gian ngắn. Do vậy, các chuyên gia khí hậu đã chỉ ra rằng giảm phát thải khí metan là cách nhanh chóng để giảm bớt sự nóng lên của hành tinh.

Về phần mình, Đặc phái viên khí hậu của Trung Quốc Giải Chấn Hoa nói rằng cả hai bên sẽ có hành động cụ thể. Theo ông Giải Chấn Hoa, hai nước sẽ phối hợp với nhau trong một loạt các vấn đề bao gồm điện sạch, than đá, cắt giảm khí thải metan và ngăn chặn nạn phá rừng bất hợp pháp.

Thỏa thuận quan trọng vừa đạt được trong bối căng thẳng giữa hai nước đã bộc lộ rõ tại hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc lần này. Mỹ nhiều lần nói rằng các cam kết của Trung Quốc không đủ mạnh và chỉ trích quyết định không tham dự hội nghị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong khi đó, phía Trung Quốc nhấn mạnh hành động quan trọng hơn lời nói và cho rằng Bắc Kinh cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong nhiều thời gian hơn để phục vụ phát triển kinh tế.

(Theo VOV)

Các tin khác
Công nhân dọn tuyết tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, ngày 9/11/2021.

Bão tuyết hoành hành ở vùng Đông Bắc Trung Quốc trong những ngày gần đây với lượng tuyết rơi kỷ lục tại một số khu vực gây rối loạn giao thông đường bộ, gián đoạn giao thông đường sắt và gây lo ngại về việc cung cấp điện trong bối cảnh nhiệt độ giảm mạnh.

Các đại biểu dự phiên họp toàn thể tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow, Scotland, Anh, ngày 31/10/2021.

Theo phóng viên TTXVN tại London, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) bước sang giai đoạn đàm phán mới sau khi dự thảo đầu tiên về tuyên bố chung của hội nghị được công bố vào ngày 10/11. Dự thảo này, do nước chủ trì COP26 Anh công bố sẽ phải được các nước tham dự hội nghị đàm phán và thống nhất.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Bắc Kinh “sẵn sàng làm việc với Washington” để đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định như vậy khi hai bên được cho là sắp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến.

Người đàn ông xem điện thoại khi đứng đợi tiêm vaccine ở thành phố Mexico, Mexico hồi tháng 7.

Thủ đô Mexico City được Tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận là thành phố có nhiều điểm truy cập internet miễn phí nhất thế giới với 21.500 điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục