Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương bị nhân viên tố phân biệt chủng tộc và lạm quyền, gây ảnh hưởng đến nỗ lực kiềm chế Covid-19 của cơ quan.
|
Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai.
|
AP hôm 27/1 đưa tin các nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nộp đơn khiếu nại giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai lần đầu vào tháng 10/2021 và tiếp tục gửi email tới ban lãnh đạo WHO vào tuần trước.
Các nguồn thạo tin cho biết hơn 30 nhân viên và cựu nhân viên của WHO đã tham gia viết email, mô tả "bầu không khí độc hại" cùng "văn hóa bắt nạt có hệ thống và chế giễu công khai" tại trụ sở WHO khu vực Tây Thái Bình Dương ở Manila. Họ dẫn chứng các cuộc họp ông này đưa ra nhận xét xúc phạm cấp dưới dựa vào quốc tịch của họ. 11 nhân viên và cựu nhân viên WHO từng làm việc cho Kasai cáo buộc ông thường xuyên sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc.
Theo đơn khiếu nại, Kasai từng hung hăng chất vấn một nhân viên Philippines trong cuộc họp về Covid-19, nói rằng: "Đến nay cô đã khiến bao nhiêu người ở Thái Bình Dương thiệt mạng và còn muốn thêm bao nhiêu người nữa?". Ông Kasai còn nói "không rõ cô ấy có thể thuyết trình tốt không vì là người Philippines".
Kasai cũng bị cáo buộc lạm quyền, tiết lộ thông tin nhạy cảm về vaccine cho chính phủ Nhật Bản, quê hương của ông.
Trong email phản hồi AP, Kasai bác bỏ cáo buộc lạm quyền, phân biệt chủng tộc và cư xử thiếu đạo đức. "Tôi đã tự vấn và hỏi các nhân viên. Những hành động đó xảy ra trong thời gian chống Covid-19. Nhưng tôi cho rằng nó không khiến mọi người cảm thấy bị xúc phạm", giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương nói, thêm rằng ông cam kết thực hiện những thay đổi để đảm bảo "môi trường làm việc tích cực".
"Đúng là tôi đã nghiêm khắc với nhân viên, nhưng tôi bác bỏ quan điểm rằng tôi kỳ thị nhân viên vì quốc tịch", ông nói.
Ông Takeshi Kasai, 56 tuổi, người Nhật Bản, trở thành giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương nhiệm kỳ 5 năm từ tháng 2/2019.
(Theo VnExpress)
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết, nước này vừa yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn vào đầu tuần tới để thảo luận về điều mà nước này cho là “hành vi đe dọa” của Nga đối với Ukraine, cũng như việc nước này triển khai quân đội gần biên giới Ukraine và Belarus.
Sau hai năm đóng cửa biên giới vì đại dịch COVID-19, Triều Tiên đã bắt đầu nới lỏng giao thương với các quốc gia láng giềng.
Liên minh châu Âu (EU) hôm nay nộp đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cáo buộc Trung Quốc phân biệt đối xử với Litva.
Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) họp công khai để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine với cáo buộc Nga "đe dọa an ninh quốc tế".