Trung Quốc ứng dụng công nghệ tên lửa thiết kế đuốc Olympic

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/2/2022 | 5:02:51 PM

Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến và hàng trăm thí nghiệm mô phỏng, ngọn đuốc Olympic 2022 có thể rực cháy bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Viện nghiên cứu thứ 6 thuộc Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc đã khai thác công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến để thiết kế ngọn đuốc biểu tượng mang tên Feiyang cho kỳ Thế vận hội mùa Đông 2022 diễn ra tại Bắc Kinh. Để kiểm tra khả năng giữ lửa, họ đã thiết lập một cơ sở thử nghiệm đặc biệt để mô phỏng một loạt các môi trường khí hậu như gió giật, mưa lớn và nhiệt độ thấp, sau đó thực hiện hơn 300 thí nghiệm.

"Chỉ số do nhân viên kỹ thuật đề xuất yêu cầu ngọn đuốc phải chịu được gió giật khoảng 17,2 - 20,7 m/s, trong khi giới hạn thử nghiệm của chúng tôi là 24,5 - 28,4 m/s. Độ cao yêu cầu là 4.000 m và chúng tôi đã kiểm tra ngọn đuốc ở độ cao 5.000 m", Wang Chenggang, Giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu 101 tại Viện nghiên cứu thứ 6, cho biết.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng thực hiện mô phỏng chuyển động của người cầm đuốc, bao gồm đầy đủ các trạng thái chuyển động trong quá trình rước đuốc ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sau rất nhiều thử nghiệm, Feiyang có trạng thái đốt cháy cực kỳ ổn định khi gặp phải tốc độ gió hơn 24,5 m/s, nhiệt độ thấp - 40°C, mưa lớn và độ cao lên tới 5.000 m so với mực nước biển. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn tiến hành kiểm tra lần cuối trước khi bàn giao.

"Sau khi lắp ráp xong mỗi ngọn đuốc, chúng tôi tiến hành kiểm tra 10 giây để đánh giá hiệu suất thực tế tổng thể của chúng. Vì vậy, trong quá trình rước đuốc, mỗi ngọn đuốc có thể hoạt động hoàn hảo", Chenggang nói thêm.

Ngoài độ ổn định cao, khả năng hiển thị của ngọn đuốc là một thách thức khác mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt.

Do đặc tính của hydro: cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt mà mắt thường hầu như không nhìn thấy được, các nhà nghiên cứu đã phải nỗ lực rất nhiều. Thông qua các thí nghiệm lặp đi lặp lại, họ đã tạo ra hàng chục màu cho ngọn lửa và cuối cùng chọn ra màu hơi vàng hiện tại sau khi so sánh kỹ lưỡng.

"Nó được tạo ra bằng cách hòa tan chất tạo màu cho ngọn lửa trong một loại dung môi nhất định, làm cho chất này trở nên sền sệt, sau đó chúng tôi từ từ quét nó lên bề mặt ngọn đuốc và làm khô để đông đặc lại". Zhang Yue, trưởng ban kỹ thuật của Dự án Rước đuốc Thế vận hội tại Viện nghiên cứu thứ 6, giải thích.

Màn rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2022 bắt đầu từ ngày 2/2 và kết thúc vào tối 4/2 trước lễ khai mạc. Khoảng 1.200 người người cầm đuốc đã tiếp sức mang ngọn lửa thế vận hội qua các khu vực tổ chức thi đấu ở Bắc Kinh và thành phố lân cận Trương Gia Khẩu ở tỉnh Hà Bắc.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Quân đội Nga diễn tập ở Kursk, gần biên giới Ukraine vào tháng 12/2021.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga thông báo bắt đầu rút một số lực lượng về căn cứ sau khi hoàn tất diễn tập gần Ukraine.

Ảnh minh họa

Truyền thông nhà nước Syria hôm nay (15/2) đưa tin, một binh sĩ quân đội đã thiệt mạng và 11 người khác bị thương trong vụ nổ xe quân sự ở thủ đô Damascus.

Biển hiệu chào mừng du khách Australia khi bong bóng đi lại giữa New Zaeland và Australia được thiết lập vào năm 2020.

Theo kế hoạch đã công bố trước đó, bắt đầu từ ngày 28/2 tới, New Zealand sẽ mở cửa biên giới với công dân nước này và các đối tượng hợp pháp khác đang sinh sống tại Australia và tiến tới mở cửa biên giới cho sinh viên quốc tế và lao động có tay nghề từ tháng 4/2022.

Người dân nhận hàng cứu trợ tại tỉnh Balkh, Afghanistan.

Tổng thống Mỹ đóng băng 7 tỷ USD tài sản thuộc về chính phủ cũ của Afghanistan, nhằm tách riêng phần tiền đền bù cho các nạn nhân vụ tấn công 11/9 với phần tiền dành để hỗ trợ cho Afghanistan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục