EU không cấm vận dầu khí Nga, từ chối cho Ukraine gia nhập nhanh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/3/2022 | 4:14:48 PM

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lên án "nỗi đau" mà Nga gây ra với Ukraine, nhưng từ chối đề nghị của Kiev cho nước này nhanh chóng gia nhập khối.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng các lãnh đạo EU khác chụp ảnh tại hội nghị không chính thức ở Versailles ngày 10/3.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng các lãnh đạo EU khác chụp ảnh tại hội nghị không chính thức ở Versailles ngày 10/3.

Đó là một phần nội dung hội nghị thượng đỉnh EU tại Versailles, Pháp. Các đại biểu tham dự đã dành hai ngày 10 và 11/3 để thảo luận về hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine và các vấn đề liên quan.

Dẫn đầu bởi các thành viên phía đông của khối, EU nhất trí không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu lửa và khí đốt Nga. Vào giữa tháng 3, một đề xuất có thể sẽ được công bố nhằm loại bỏ dần nhiên liệu Nga vào năm 2027.

Trong khi đó, dẫn đầu bởi các thành viên phía tây, EU từ chối cho Ukraine gia nhập nhanh như đề nghị từ Kiev. "Không ai vào Liên minh châu Âu chỉ sau một đêm", Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic bình luận, khi các cuộc thảo luận giữa 27 thành viên EU kết thúc.

Trong tuyên bố chung, EU khẳng định "sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác để hỗ trợ Ukraine theo đuổi con đường châu Âu của mình”, đồng thời nhấn mạnh rằng "Ukraine thuộc về gia đình châu Âu”.

Các đại biểu đã lưu ý đến lá đơn đề nghị cho Ukraine gia nhập EU của Tổng thống Volodymyr Zelensky và giao cho Ủy ban châu Âu chuẩn bị báo cáo về vấn đề này. Dự kiến báo cáo sẽ được công bố trong vài tuần tới. Sau đó, các lãnh đạo EU sẽ bỏ phiếu về việc trao tư cách ứng viên cho Ukraine. Các bên liên quan sẽ thương lượng và Ukraine phải thực hiện những cải cách cần thiết.
 
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez chỉ ra rằng gia nhập EU là quá trình lâu dài và có những yêu cầu cũng như cải cách mà Ukraine phải đáp ứng.

Liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, EU và NATO tuyên bố không can thiệp quân sự trực tiếp. Đến nay, EU đã tăng gấp đôi số lượng viện trợ quân sự lên 1 tỷ Euro cho quốc gia này.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Một cơ sơ khai thác dầu của Iran ở đảo Khark.

Giám đốc điều hành Công ty dầu quốc gia Iran (NIOC), ông Mohsen Khojasteh Mehr ngày 11/3 tuyên bố Iran sẵn sàng cung cấp dầu cho thị thường thế giới, qua đó góp phần bình ổn giá mặt hàng này.

Ông Gabriel Boric.

Hôm qua (11/3), ông Gabriel Boric đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Chile, trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất của quốc gia Nam Mỹ này sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2021.

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Tổng thống Joe Biden cho biết các nước G7 sẽ thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc của Nga, đồng thời công bố lệnh cấm vận đối với hải sản, rượu và kim cương của Nga. Hàng hóa Nga sẽ bị áp thuế nhiều hơn.

Một cửa hàng bị mất điện trong thời tiết nắng nóng tại Buenos Aires, Argentina, ngày 11/1/2022.

Theo thỏa thuận về tái cơ cấu khoản nợ gần 45 tỷ USD mà Argentina đã vay của IMF từ năm 2018, thời hạn cho vay mới là 4,5 năm và thời gian thanh toán nợ là 10 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục