Nhật Bản, Nga tuyên bố sẽ phong toả tài sản của một số người Nga

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/3/2022 | 2:39:47 PM

Nhật Bản vừa quyết định phong toả tài sản của 17 cá nhân người Nga nữa, Bộ Tài chính Nhật hôm nay thông báo.

Tổng thư ký Nội các Nhật Matsuno Hirokazu.
Tổng thư ký Nội các Nhật Matsuno Hirokazu.

Theo đó, 11 thành viên của Duma (Hạ viện) Nga, 5 người thân của ông chủ ngân hàng Yuri Kovalchuk, cùng với tỷ phú Viktor Vekselberg sẽ bị trừng phạt.

Quyết định này nâng tổng số cá nhân người Nga bị Nhật phong toả tài sản vì khủng hoảng ở Ukraine lên 61, Bộ Tài chính Nhật cho biết.

Tổng thư ký Nội các Hirokazu Matsuno hôm nay khẳng định Tokyo sẽ hành động tương xứng với các nước khác trong G7 về vấn đề trừng phạt Nga.

Chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành ở Ukraine dẫn đến một sự thay đổi đáng chú ý của Nhật đối với nhóm đảo tranh chấp giữa Nga và Nhật mà Mátxcơva kiểm soát từ những ngày tàn của Thế chiến 2.

Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida gần đây đã quay lại với nguyên tắc cơ bản từ lâu về nhóm đảo mà Tokyo gọi là Lãnh thổ phương bắc, từ bỏ ngôn ngữ mềm dẻo hơn mà chính phủ của ông Shinzo Abe đã sử dụng để thúc đẩy đối thoại giải quyết tranh chấp với Nga.

Khi triển vọng đạt được thoả thuận hoà bình hậu chiến tranh trở nên khó khả thi vào giai đoạn này, chính phủ của Thủ tướng Kishida quay lại với cách gọi nhóm đảo là "lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản” đang nằm dưới sự "chiếm đóng trái phép” của Nga. Nhóm đảo này nằm ở đuôi phía nam của quần đảo Kuril.

Chính phủ Nhật sử dụng cụm từ "lãnh thổ cố hữu” trong nhiều năm, cho đến năm 2018, khi chính phủ của ông Abe bắt đầu gọi chúng là "các đảo mà Nhật Bản có chủ quyền” và nói rằng việc chiếm đóng của Nga "không có cơ sở pháp lý” thay vì "trái phép”.

Liên Xô chiếm đóng nhóm đảo này từ năm 1945 sau khi từ bỏ hiệp ước trung lập với Nhật. Mátxcơva cho rằng việc chiếm đóng là kết quả hợp pháp sau chiến tranh, và họ đã đề nghị bàn giao 2 trong số các đảo ở đó để thể hiện thiện chí.

* Mỹ trừng phạt 11 quan chức quốc phòng Nga

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo áp đặt các lệnh trừng phạt lên 11 quan chức cấp cao của lực lượng vũ trang Nga và tổ hợp quân sự-công nghiệp của nước này nhằm đáp trả việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Theo Tass, các cá nhân bị trừng phạt bao gồm người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga - Viktor Zolotov, người đứng đầu cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự - Dmitry Shugayev, Giám đốc Điều hành Rosoboronexport - Alexander Mikheyev, và 8 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga (Alexey Krivoruchko, Timur Ivanov, Yunus-Bek Evkurov, Dmitry Bulgakov, Yury Sadovenko, Nikolay Pankov, Ruslan Tsalikov và Gennady Zhidko).

Với việc bị áp lệnh trừng phạt, các cá nhân trên sẽ bị Washington đóng băng tất cả các tài sản ở Mỹ. Các công dân và công ty Mỹ cũng bị cấm giao dịch với những người trong danh sách này.

Nga khai màn chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2, ngay sau khi công nhận nền độc lập của các nước cộng hoà Donetsk và Lugansk ở Donbass. Mục tiêu của chiến dịch là phi quân sự hoá, phi phát xít hoá Ukraine, chứ không phải chiếm đóng lãnh thổ quốc gia láng giềng, Nga khẳng định.

(Theo TPO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Các lệnh cấm xuất khẩu đường và ngũ cốc tới các quốc gia láng giềng trong Liên minh Kinh tế Á-Âu của Nga lần lượt có hiệu lực đến ngày 31/8 và 30/6.

Người dân Ukraine chờ tàu để sơ tán khỏi thành phố miền Tây Lviv ngày 26/2/2022.

Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Kyrylo Tymoshenko cho biết nước này đã thiết lập 26 hành lang nhân đạo tại 6 khu vực để sơ tán dân thường.

Cuộc gặp giữa ông Jake Sullivan và ông Dương Khiết Trì hôm 14/3.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 14/3 đã có cuộc gặp với nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Rome, Italia.

Máy bay do Airbus sản xuất của hãng hàng không Nga Aeroflot tại sân bay quốc tế Sheremetyevo - Moskva.

Tổng thống Putin vừa ký đạo luật mở đường cho các hãng hàng không Nga được đăng ký ở nội địa với khoảng 500 máy bay, trị giá 10 tỷ USD thuê của các công ty nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục