Đề nghị của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trong bối cảnh tình hình ở Ukraine đưa Ankara trở lại "sân khấu quốc tế" với vai trò là nhà trung gian hòa giải cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
|
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
|
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 22/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) nối lại các cuộc đàm phán để Ankara có thể trở thành một thành viên EU.
Tuyên bố này được đưa ra trước thềm một hội nghị thượng đỉnh của EU để thảo luận về tình hình ở Ukraine.
Phát biểu sau cuộc thảo luận với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đang ở thăm Ankara, Tổng thống Erdogan nêu rõ Ankara kỳ vọng EU nhanh chóng mở các chương về đàm phán thành viên và khởi động đàm phán về liên minh thuế quan.
Đề nghị của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trong bối cảnh tình hình ở Ukraine đưa Ankara trở lại "sân khấu quốc tế" với vai trò là nhà trung gian hòa giải cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Các cuộc đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập mái nhà chung gồm 27 quốc gia EU bắt đầu từ năm 2005, song đã bị đình trệ trong những năm gần đây do căng thẳng và bất đồng giữa hai bên liên quan vấn đề pháp quyền và một số vấn đề khác.
Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan luôn khẳng định nước này tiếp tục cam kết gia nhập EU. Trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng ông đã nhận thấy những "dấu hiệu tốt" trong các chính sách mới của Ankara.
Trong cuộc khủng hoảng người di cư, EU và Thổ Nhĩ Kỳ tháng 3/2016 đã nhất trí một thỏa thuận "có đi có lại" trị giá hàng tỷ euro, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận lại người di cư để đổi lấy việc miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ trong EU.
Dự kiến, vào ngày 24/3 tới, các nhà lãnh đạo EU sẽ họp thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine. Một ngày sau đó, lãnh đạo NATO cũng sẽ họp thượng đỉnh về vấn đề này.
(Theo Vietnam+)
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đã gặp Đại sứ Triều Tiên tại Nga Sin Hong-chol để thảo luận về các mối quan hệ song phương.
78 máy bay của Nga đã bị thu giữ ở nước ngoài trong bối cảnh các nước áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Xung đột Nga - Ukraine như lời cảnh tỉnh về việc các nước giải quyết bất đồng, xung đột lợi ích trên chiến trường thay vì bàn đàm phán sẽ dẫn đến mất kiểm soát tình hình.
Một tổ chức phi lợi nhuận tung ra công cụ theo dõi và cung cấp thông tin tài sản từ dinh thự, máy bay riêng, du thuyền cho đến chứng khoán của các tài phiệt Nga được cho là thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.