Chính quyền Bắc Kinh khẳng định Nga là một thành viên quan trọng của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), đồng thời bác bỏ đề xuất của một số nước về việc có thể loại Moscow khỏi nhóm này.
|
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân.
|
AFP đưa tin, trong một cuộc họp báo ngày 23-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh: Nga đóng vai trò quan trọng trong G20 và không thể bị loại khỏi nhóm bởi bất cứ quốc gia nào. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nguồn tin cho biết Mỹ và các nước phương Tây đang đánh giá về tư cách thành viên của Nga trong G20 sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. "G20 là diễn đàn quan trọng đối với hợp tác kinh tế quốc tế. Nga là một phần quan trọng của diễn đàn này và không thành viên G20 nào có quyền tước tư cách thành viên của một nước khác”, AFP dẫn lời ông Uông Văn Bân nhấn mạnh.
Cùng ngày, Reuters cho biết Đại sứ Nga tại Indonesia Lyudmila Vorobieva cũng thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin dự định sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali, Indonesia vào cuối năm nay. Đại sứ Vorobieva đồng thời cũng khẳng định đây là diễn đàn thảo luận các vấn đề kinh tế chứ không phải thảo luận các cuộc khủng hoảng như ở Ukraine. Theo bà, việc loại Nga khỏi diễn đàn kiểu này sẽ không giúp giải quyết các vấn đề kinh tế.
Trong một diễn biến có liên quan, theo kế hoạch, tối 23-3 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Bộ trưởng Quốc phòng nước này Lloyd Austin đã đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), để họp với lãnh đạo các nước thành viên. Chương trình nghị sự hội nghị được cho là về tình hình hiện nay tại Ukraine, cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine cũng như xem xét siết chặt các biện pháp hiện có. Dự kiến Tổng thống Mỹ còn công bố những khoản đóng góp bổ sung cho chính quyền Kiev.
Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 vẫn ở mức dương bất chấp cuộc xung đột tại Ukraine đang diễn ra, dù một số nước kinh tế yếu có thể rơi vào suy thoái. Phát biểu tại tại một diễn đàn của Tạp chí Foreign Policy, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhận định nhiều nước đang phát triển sẽ bị tác động nặng nề và việc các nước phát triển tăng lãi suất sẽ khiến những điều kiện tài chính bị siết chặt.
Người đứng đầu IMF còn cho biết định chế tài chính này sẽ điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay vào tháng 4 tới (so với mức 4,4% đưa ra hồi đầu tháng 1 vừa qua) trong bối cảnh giá năng lượng và lương thực tăng cao kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt hà khắc mà Mỹ và phương Tây áp đặt với Moscow.
(Theo QĐND)
Trung Quốc đã mời Ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Mỹ tham gia điều tra vụ máy bay Boeing 737-800 rơi ở Khu tự trị Choang Quảng Tây, nhưng cuộc điều tra chung đang gặp khó khăn do quy định cách ly của Trung Quốc.
Việt Nam khẳng định sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc đối với Ukraine tại phiên họp khẩn lần thứ 2 về tình hình xung đột tại Ukraine.
Cách đây một tháng, ngày 24-2, khi Tổng thống Nga Putin phát động "chiến dịch đặc biệt" tại Ukraine, ít ai hình dung được cuộc chiến này sẽ diễn biến, kết thúc thế nào, vị thế nước Nga và cục diện thế giới "thời hậu chiến" sẽ ra sao.
Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên vừa phóng vật thể bay không xác định ra bờ biển phía Đông và Nhật Bản cho rằng đây có thể là một tên lửa đạn đạo.