Anh nêu điều kiện dỡ bỏ trừng phạt Nga

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/3/2022 | 9:12:50 AM

Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết các lệnh trừng phạt áp đặt lên các cá nhân và công ty Nga có thể được dỡ bỏ nếu Nga rút khỏi Ukraine.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Anh Liz Truss. Ảnh: Reuters

Theo Reuters ngày 27/3, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Telegraph, bà Truss đã đưa ra khả năng chấm dứt các biện pháp trừng phạt nếu Nga thay đổi. Bà nói: "Chỉ nên ngừng các biện pháp trừng phạt đó khi có ngừng bắn và rút lui hoàn toàn”.

Chính phủ Anh cho biết họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng Nga với tổng tài sản khoảng 500 tỷ bảng Anh và áp đặt các lệnh trừng phạt với các nhà tài phiệt, các thành viên gia đình họ với giá trị tài sản ròng hơn 150 tỷ bảng Anh.

Bà Truss cũng cho rằng cuộc khủng hoảng đã kéo Anh và Liên minh châu Âu (EU) xích lại gần nhau hơn sau khi mối quan hệ trở nên căng thẳng sau Brexit. Bà nói: "Một trong những điểm tôi muốn nói về cuộc khủng hoảng này là chúng tôi đã làm việc rất, rất chặt chẽ với Liên minh châu Âu. Tất nhiên, có một số lĩnh vực mà chúng tôi có khác biệt với EU. Nhưng về cơ bản, chúng ta đều là các quốc gia dân chủ, chúng ta đều tin tưởng vào tự do và quyền của người dân được lựa chọn chính phủ của riêng mình và chúng ta rất đoàn kết trong cuộc chiến”.

Anh và các quốc gia phương Tây đang sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để làm tê liệt nền kinh tế Nga và trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin vì đã đưa quân vào Ukraine.

Trong khi đó, ngày 22/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov một lần nữa nhấn mạnh chiếm đóng Ukraine không phải là mục tiêu của Nga. Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNN, ông nói khẳng định quân đội Nga không tấn công các mục tiêu dân sự và việc chiếm đóng không phải là một trong những mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine.

Ông Peskov cũng đồng thời nhấn mạnh chiến dịch này đang diễn ra theo đúng nhiệm vụ và kế hoạch đã đề ra từ đầu. Ông nói: "Chiến dịch được tiến hành nghiêm ngặt theo đúng kế hoạch và nhiệm vụ đặt ra từ trước. Đây là một hoạt động nghiêm túc với các mục tiêu nghiêm túc”. Quan chức Nga khẳng định quân đội Nga không được phép làm hại tới dân thường.

Ông Dmitry Peskov cũng nêu rõ trong nhiều thập kỷ qua, các nước phương Tây đã có tình phớt lờ những lo ngại về an ninh của Nga. Ông khẳng định ý định của Tổng thống Vladimir Putin là thế giới lắng nghe và hiểu những mối quan ngại của Nga, nhưng thực tế là điều này đã bị bỏ qua.

Đề cập tới tình huống Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, ông Peskov cho biết Nga có khái niệm an ninh nội địa và mọi thông tin liên quan đều được công khai, theo đó, Moskva sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước này đối mặt với mối đe dọa hiện hữu.

Cùng ngày 22/3, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nêu rõ việc chuyển vũ khí, khí tài quân sự và đưa lính đánh thuê tới Ukraine là những chính sách hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới an ninh châu Âu và toàn cầu. Ông khẳng định quân sự hóa Ukraine trực tiếp đe dọa tới an ninh châu Âu và toàn cầu.

Về tiến trình đàm phán hòa bình, Điện Kremlin bày tỏ mong muốn cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga và Ukraine trở nên tích cực và thực chất hơn. Theo ông Peskov, phía Nga đã chuyển bằng văn bản các yêu cầu cho phía Ukraine nhiều ngày trước đó và Moskva hy vọng Kiev sẽ đưa ra câu trả lời thực chất và nhanh chóng. Ông Peskov khẳng định Moskva không tìm cách thiết lập một cấu trúc nhằm tái định hình hoặc tái cơ cấu chính quyền địa phương tại các khu vực của Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng Nga là thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Hai bên đang tiến hành các cuộc thảo luận theo hình thức trực tuyến liên quan đến quy chế trung lập của Ukraine sau nhiều vòng đàm phán trực tiếp diễn ra tại khu vực biên giới giữa Belarus và Ukraine. Cho đến nay, Nga và Ukraine vẫn chưa đạt được nhất trí về vấn đề cụ thể nào.

(Theo Tin Tức)

Các tin khác
Những thỏi vàng nguyên chất 99,99% tại nhà máy kim loại màu Krastsvetmet ở thành phố Krasnoyarsk, Siberia, Nga tháng 11/2018

Anh công bố lệnh trừng phạt nhằm vào kho vàng dự trữ 2.300 tấn trị giá khoảng 130 tỷ USD của Nga sau khi Mỹ có động thái tương tự.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasongpho-17 của Triều Tiên được phóng thử tại Bình Nhưỡng, ngày 24/3/2022.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga và đặc phái viên Trung Quốc về Bán đảo Triều Tiên nhấn mạnh cần tăng cường nỗ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp chính trị và ngoại giao cho các vấn đề của khu vực Đông Bắc Á.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã kéo dài một tháng.

Sau một tháng triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, ngày 25/3, Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức cuộc họp báo cập nhật tình hình chiến sự ở quốc gia Đông Âu này.

Giá khí đốt hóa lỏng (LNG) đã leo thang kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra ngày 24/2.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo đạt được một thỏa thuận lớn về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục