Bộ Ngoại giao Nga đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Nga đối với các nhà lãnh đạo cấp cao của Australia và New Zealand, trong đó có Thủ tướng Scott Morrison và Thủ tướng Jacinda Ardern.
|
Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moskva, Nga.
|
Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/4 cho biết Nga đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các nhà lãnh đạo cấp cao của Australia và New Zealand để đáp trả những bước đi "không thân thiện" của hai nước này nhằm vào Moskva trước đó.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, nước này đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Nga đối với các nhà lãnh đạo cấp cao của Australia, trong đó có Thủ tướng Scott Morrison, từ ngày 7/4. Tổng cộng, có 228 người Australia có tên trong danh sách trừng phạt này của Nga.
Dự kiến, trong tương lai gần, Nga có thể mở rộng danh sách này, trong đó có thể là các quan chức Australia trong lĩnh vực quân đội, doanh nhân, chuyên gia, phóng viên, nhà báo, những người góp phần kích động thái độ tiêu cực đối với Nga.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh mọi bước đi chống lại Nga, từ việc đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân đến hạn chế quan hệ kinh tế song phương gây tổn hại đến lợi ích của chính người dân Australia, sẽ đều bị đáp trả mạnh mẽ.
Tương tự, Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố áp đặt lệnh cấp nhập cảnh đối với 130 cá nhân là các quan chức cấp cao và nghị sỹ của New Zealand, trong đó có Thủ tướng Jacinda Ardern, từ ngày 7/4.
Bộ này nhấn mạnh đây là hành động dựa trên cơ sở "có đi có lại" của Nga, đáp lại những hành động "không thân thiện" của New Zealand trước đó.
Chính phủ New Zealand đã hạn chế nhập cảnh đối với nhiều công dân Nga, cũng như cấm xuất khẩu các loại hàng hóa cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các tổ chức quân sự và an ninh của Liên bang Nga.
Cũng liên quan đến "cuộc chiến ngoại giao Nga và phương Tây," Bộ Ngoại giao Montenegro ngày 7/4 cho biết đã yêu cầu 4 nhà ngoại giao Nga rời khỏi nước này vì "vi phạm quy tắc ngoại giao."
Trước đó, tháng Ba vừa qua, Montenegro đã trục xuất một nhà ngoại giao Nga với lý do tương tự.
(Theo Vietnam+)
Khoảng cách giữa ứng cử viên - đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhân vật cực hữu Marine Le Pen đã được thu hẹp hơn bao giờ hết và hứa hẹn những điều bất ngờ.
Lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 7/4 đã thông qua các dự luật thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc đối với Nga và Belarus đồng thời cấm nhập khẩu dầu của Nga nhằm trừng phạt nước này do đã tiến hành hoạt động quân sự ở Ukraine.
Ngày 7/4, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền vì những cáo buộc ở Ukraine. Mátxcơva lập tức thông báo rút khỏi cơ quan này.
Ngoại trưởng Anh ngày 6/4 tuyên bố “kỷ nguyên hợp tác” với Nga đã chấm dứt và châu Âu hiện giờ cần một chiến lược an ninh mới dựa vào khả năng “phòng thủ, răn đe và phục hồi”.