Liên minh đang hướng tới tăng cường hợp tác năng lượng với châu Phi nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga.
|
Cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo của Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
|
Kênh truyền hình RT đưa tin các quốc gia châu Âu đang tìm đến châu Phi để giải quyết nhu cầu về năng lượng trong bối cảnh EU muốn giảm phụ thuộc vào dầu nhập khẩu Nga do diễn biến căng thẳng Ukraine.
Cụ thể, tuần trước, nền kinh tế lớn thứ 3 EU là Italy đã đạt được một thỏa thuận với Algeria tăng lượng khí gas tự nhiên nhập khẩu. Trước đó, quốc gia Bắc Phi này đã cung cấp khí đốt tới châu Âu qua 3 đường ống và một trong số đó chảy tới Italy. Hai đường ống còn lại nối tới Tây Ban Nha.
Không chỉ vậy, "ông lớn” năng lượng Eni của Italy cũng ký một thỏa thuận với công ty cổ phần khí đốt tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước của Ai Cập nhằm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.
Các thỏa thuận được ký kết sau khi các đại sứ châu Âu và công ty dầu mỏ quốc gia Nigeria (NNPC) gặp nhau vào ngày 11/4 với mong muốn "siết chặt quan hệ đối tác” trong lĩnh vực năng lượng.
Bloomberg đưa tin trong tuần này, Thủ tướng Italy Mario Draghi dự kiến đến Trung và Nam Phi với các thỏa thuận tiềm năng ở Cộng hòa Congo và Angola. Theo Bloomberg, số thỏa thuận trên có thể giúp Italy thay thế hơn một nửa nguồn cung dầu từ Nga sớm nhất là vào năm 2023.
Nga đóng vai trò là nhà cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt của EU và 1/3 nhu cầu dầu của khối. Trước đó vào tháng 4, Liên minh châu Âu đã thông qua lệnh cấm đối với than Nga, nhưng không thể đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Trả lời báo Corriere della Sera, Thủ tướng Draghi ngày 17/4 nói: "Châu Âu có thể tự quản lý việc nhập khẩu năng lượng của Nga thông qua đa dạng hóa nguồn cung. Chúng tôi không còn muốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Phụ thuộc kinh tế không được trở thành khuất phục chính trị. Để làm được điều này, chúng ta cần đa dạng hóa các nguồn năng lượng và tìm kiếm các nhà cung cấp mới”.
(Theo tintuc)
Ngày 19/4, căng thẳng giữa Israel và Palestine bước sang ngày thứ tư liên tiếp ở quanh khu vực Đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa khiến hàng chục người bị thương. Trước tình hình leo thang xung đột tại điểm nóng khu vực thánh địa Jerusalem, dự kiến hôm nay Hội đồng bảo an nhóm họp.
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ mức 4,1% xuống còn 3,2% do việc giảm triển vọng tăng trưởng của các khu vực châu Âu và Trung Á, bao gồm Nga và Ukraine.
Điện Kremlin hôm qua cho rằng Ukraine liên tục thay đổi lập trường của mình khi đề cập đến các vấn đề đã được nhất trí trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Chính phủ Hàn Quốc ngày 18/4 kêu gọi Triều Tiên giảm các hoạt động làm gia tăng căng thẳng và trở lại bàn đàm phán.