Ngày 21/4, Nga cho biết vẫn đang chờ đợi phản hồi của Ukraine về dự thảo thỏa thuận hòa bình mới nhất.
|
Khung cảnh hoang tàn trong chiến sự ở Bucha, ngoại ô Kiev, Ukraine.
|
Theo Người phát ngôn điện Kremlin, Nga đã trao một tài liệu liên quan đến các cuộc đàm phán hòa bình cho phía Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết chưa nhìn thấy hoặc nghe nói về một tài liệu mà Điện Kremlin nói tới.
Trong khi đó, các nước châu Âu tiếp tục hỗ trợ khí tài hạng nặng cho Kiev. Theo đó, Đức sẽ hỗ trợ lô vũ khí bao gồm xe tăng, xe bọc thép và huấn luyện binh sĩ cho Ukraine trong vài ngày tới.
Litva vào ngày 21/4 cũng đã chuyển cho Ukraine một lô súng cối hạng nặng, ước tính lên đến hàng chục triệu Euro.
Trước đó, ngày 20/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Nga đã chuyển dự thảo thỏa thuận hòa bình cho Ukraine vào ngày 15/4 nhưng vẫn không nhận được bất kỳ phản ứng nào.
"Như đã nói ngày hôm nay, một dự thảo mới bao gồm các đề xuất đã được chuyển cho các đại diện của Ukraine liên quan đến tiến trình đàm phán. Tôi sẽ chỉ tiết lộ thời gian khi những đề xuất này được phía Nga chuyển đi. Đó là vào thứ Sáu (15/4). Giờ là thứ Tư (20/4). Không có phản ứng nào cho tới ngày hôm nay", bà Maria Zakharova cho biết, đồng thời nhận định: "Điều này đã cho thấy phái đoàn đàm phán của Ukraine hành xử như thế nào. Quan điểm về tiến trình đàm phán của họ như thế nào? Liệu có thể tin tưởng họ hoặc khi nào họ sẽ nói về mong muốn của mình để tổ chức các cuộc đàm phán?".
"Không có điều gì đáng tin trong những phát biểu của họ. Nhiều tuyên bố, cả trước công chúng lẫn trên bàn đàm phán, đã bị phía Kiev bác bỏ ngay lập tức, đôi khi chỉ trong 1 tiếng hoặc thậm chí 15 phút. Kiev chỉ đơn giản đang đi ngược với những gì đã đạt được. Một lần nữa, mọi thứ vẫn chỉ nằm trên văn bản và giấy tờ", bà Zakharova nhấn mạnh.
(Theo VTV)
Một ngày sau buổi tranh luận trực tiếp có phần thất thế, ứng cử viên (ƯCV) cực hữu Marine Le Pen đã tổ chức buổi mít tinh tranh cử cuối cùng công kích thái độ có phần ngạo mạn của ông Emmanuel Macron.
Cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ được coi là cơn bão lớn chờ đợi Tổng thống Joe Biden, khi tỷ lệ tín nhiệm của ông liên tục sụt giảm.
Ngày 20/4, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá lương thực tăng cao, tác động đặc biệt nghiêm trọng tới những người nghèo nhất, đồng thời cảnh báo cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí có thể sang tận năm 2023.
Những căng thẳng liên quan đến chiến sự tại Ukraine đang khiến nền kinh tế thế giới vốn đã bị tổn thương nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 thêm chao đảo.