Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga - Gazprom, thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ hôm 27/4.
|
Nga yêu cầu các nước 'không thân thiện' trả tiền khí đốt bằng đồng rúp.
|
Ba Lan và Bulgaria sẽ là những quốc gia đầu tiên bị nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu cắt nguồn cung kể từ khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2. Động thái cắt nguồn cung cấp cũng nhằm đáp trả lệnh trừng phạt do Warsaw áp đặt đối với các cá nhân và công ty Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank và việc thanh toán cho các khoản nhập khẩu khí đốt của Nga bằng đồng euro hoặc USD sẽ được chuyển đổi thành đồng rúp.
Công ty khí đốt của Ba Lan - PGNiG, có hợp đồng khí đốt với Nga sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Công ty này cho biết sẽ không tuân thủ kế hoạch thanh toán mới và sẽ không gia hạn hợp đồng.
Hợp đồng cung cấp khí đốt của Ba Lan với Gazprom là 10,2 tỷ m3 mỗi năm - chiếm khoảng 50% lượng tiêu thụ của nước này.
Bộ khí hậu Ba Lan cho biết, nguồn cung năng lượng của nước này vẫn được đảm bảo, lượng khí đốt đến tay người tiêu dùng sẽ không bị cắt giảm. PGNiG nhấn mạnh rằng nguồn cung khí đốt cho người tiêu dùng tới đây sẽ đến từ kho dự trữ và từ các nhà cung cấp khác.
Ba Lan là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ các lệnh trừng phạt chống Nga do Mỹ và EU áp đặt kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Trong khi đó, Bộ năng lượng Bulgaria cho biết, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho nước này vào hôm 27/4. Bulgaria nhập khoảng 90% lượng khí đốt từ Nga, phần còn lại đến từ Azerbaijan.
Tháng trước, công ty năng lượng Bulgargaz cho hay, kể từ mùa hè năm nay, Azerbaijan sẽ cung cấp toàn bộ nguồn cung cho Bulgaria. Chính phủ Bulgaria có kế hoạch kết nối để vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ cảng Hy Lạp - nơi khí đốt sẽ được nhập khẩu bằng tàu từ Mỹ.
Một số khách hàng mua khí đốt của Nga đã báo hiệu rằng họ có thể đồng ý với các yêu cầu của Moskva. Hôm 25/4, Uniper - nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn của Đức, cho biết có thể thực hiện hình thức thanh toán với nguồn cung nhập từ Nga trong thời gian tới mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây.
(Theo VTC)
Tổng thống Vladimir Putin ngày 26/4 cho biết, Nga không quay lưng lại với các cuộc đàm phán với Ukraine và tiếp tục hy vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình lâu dài.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo nguy cơ "thực sự" về Chiến tranh thế giới thứ 3, trong bối cảnh phương Tây gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine để đối phó với chiến dịch quân sự của Moscow.
Ngày 25/4, Nga đã tuyên bố 40 nhân viên của Đại sứ quán Đức là những người không được hoan nghênh. Đây là hành động đáp trả của Moscow đối với Berlin.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, tính đến ngày 25/4, số người thiệt mạng trong vụ nổ tại một địa điểm lọc dầu bất hợp pháp ở đồng bằng sông Niger, miền Nam Nigeria, đã tăng lên 110 người.