Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 - 2023
- Cập nhật: Thứ hai, 9/5/2022 | 6:02:08 PM
Ngày 9/5/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Kế hoạch số 103/KH-UBND về triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 - 2023. Dưới đây là toàn văn Kế hoạch số 103.
|
Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về việc ban
hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiệnNghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ
ban hành Chương trình phòng, chống
dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 - 2023, cụ thể như sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp, quản lý chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả của các
cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến các địa phương; huy động hệ thống chính
trị, đặc biệt là ở cơ sở; tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu
các cấp, các ngành; kết hợp hài hòa phương châm "bốn tại chỗ” và hỗ trợ từ các
cấp, các ngành; phát huy cơ chế bám sát thực tiễn, linh hoạt trong chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ.
2. Huy động sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân; huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội, các tổ chức thiện nguyện, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác
phòng, chống dịch; lấy người dân là chủ thể, là trung tâm, là động lực, là mục
tiêu, mọi hoạt động đều hướng về người dân để tạo sự đồng thuận; chiến thắng
dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.
3. Đặt sức khoẻ, tính mạng của người
dân lên trên hết, trước hết; bảo đảm cho người dân được tiếp cận với các dịch
vụ y tế ban đầu ngay từ cơ sở, gần nhất, sớm nhất, nhanh nhất; tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho người dân, giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi đối với
người dân. Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống
dịch theo quy định và tiêm chủng vắc xin toàn dân, miễn phí.
4. Bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro,
chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy
cơ cao, rất cao và tử vong; căn cứ tình hình dịch bệnh chuẩn bị các điều kiện chuyển
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ
bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B khi có chỉ đạo của Trung
ương; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên
diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới
nguy hiểm hơn.
5. Tăng cường tính tự chủ, chủ động
trong phòng, chống dịch; tận dụng những thay đổi, biến nguy thành cơ. Tăng
cường năng lực phòng, chống dịch cho các cấp, đặc biệt là tuyến cơ sở. Bảo đảm
hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện
pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh
chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Bảo
đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ
tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh
nặng, tử vong do dịch COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng
COVID-19
- Hoàn
thành việc tiêm mũi 02 cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm đầy đủ mũi
03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống
chỉ định tiêm.
- Thực
hiện tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đủ liều cơ bản theo hướng dẫn
của Bộ Y tế.
2.2.
Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19
- Tất cả các cấp chính quyền phải có kịch bản phòng, chống
dịch COVID-19.
-
Tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập
nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
- Có
kế hoạch giám sát, phát hiện các trường hợp mắc COVID-19 linh hoạt, phù hợp với
tình hình dịch trong từng giai đoạn.
-
Giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/100.000 dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của
cả nước.
2.3. Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ
sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, thực hiện đầy đủ kịp thời các
chế độ chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với những người làm nhiệm vụ y tế dự
phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh từ tỉnh đến cơ sở
-
100% cơ sở y tế dự phòng cấp tỉnh, huyện, trạm y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở
giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được đào tạo, bồi
dưỡng tăng cường năng lực để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn
trong phòng, chống dịch.
-
Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp
huyện trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (bao gồm
cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch COVID-19 (kể cả điều trị).
-
100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức
khỏe theo quy định.
- Tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh do dịch bệnh COVID-19.
2.4.
Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19
Tất
cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người
khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng
bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm
tiếp cận các dịch vụ y tế.
2.5. Bảo đảm thông tin,
truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch
-
Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ,
chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hiểu, đồng
thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện.
-
100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông
tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của các cá nhân.
2.6.
Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân
-
100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền.
-
100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện kế hoạch phòng,
chống dịch phù hợp.
-
100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an
toàn; tổ chức học trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp phù hợp theo
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Thời
gian thực hiện Kế hoạch: Năm 2022 - 2023.
- Trường hợp dịch bệnh kết
thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, căn cứ hướng dẫn của Trung ương để sửa
đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
IV. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo điều
hành
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính
quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, huy động cả hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở, huy động tối đa nguồn lực và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, chặt chẽ giữa các ngành, giữa tỉnh và địa phương tránh tình trạng chồng chéo, cứng nhắc; thường xuyên quán triệt các chỉ đạo của Trung ương về công tác phòng, chống
dịch.
-
Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp chịu trách nhiệm bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; phát huy
vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, các lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch.
-
Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Trung
ương. Đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến của tỉnh hình dịch.
-
Triển khai đánh giá cấp độ dịch hàng tuần theo hướng dẫn tại Quyết định 218/QĐ-BYT
để đánh giá và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 linh hoạt
theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
- Huy động lực lượng, triển khai đồng bộ các hoạt
động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với diễn biến
tình hình dịch bệnh.
2. Công tác truyền thông và công nghệ thông
tin
2.1. Nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch COVID-19 thông qua công tác thông tin, giáo dục, truyền thông
- Truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 hướng tới nâng cao nhận thức,
ý thức và thay đổi hành vi của người dân; chủ động thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch
COVID-19 để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Chú trọng truyền thông về
những nỗ lực cống hiến, sự hy sinh của các tập thể, cá nhân đặc biệt là các lực
lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch.
- Đa dạng hóa các hình thức và phương tiện truyền thông, phong phú về nội dung, phù hợp với từng vùng miền và từng đối tượng; thường xuyên, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, khoa học, chính xác về dịch COVID-19, về chiến lược, hiệu quả của tiêm vắc xin phòng
COVID-19.
-
Tăng cường thời lượng tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 diễn biến dịch bệnh; các nội dung chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh;
phản ánh đúng sự thật có phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, không để
gây hiểu sai, hoang mang trong dư luận; tích cực đấu tranh, phản biện ngăn chặn
các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, làm sai lệch chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; vận động người dân
nâng cao ý thức nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch
COVID-19.
-
Các cơ quan báo
chí, truyền thông chủ động trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không đúng sự thật, chưa được kiểm chứng liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.
2.2. Về công nghệ thông tin
Ưu tiên tập trung triển khai chương trình
chuyển đổi số y tế; đẩy mạnh hoạt động đăng ký, khám bệnh, chữa bệnh từ xa
(nhất là theo dõi và chăm sóc sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà); hoàn thiện
và đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức
khỏe điện tử toàn dân. Triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý điều trị F0 tại
nhà. Thực hiện các phương án bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu; liên thông dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu, thực hiện việc xác thực thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Nhiệm vụ giải pháp về y tế
3.1. Bảo đảm tỷ lệ bao phủ
vắc xin phòng, chống COVID-19
-
Xây dựng kế hoạch có lộ trình cụ thể từng tháng thực hiện tiêm vắc xin; đẩy
nhanh tiến độ tiêm vắc xin đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.
- Triển khai việc tiêm vắc xin bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; chính quyền và y tế cơ sở tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót; khẩn trương hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 và mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được phân bổ vắc xin theo các đợt. Triển khai mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Khai thác hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vắc xin phòng
COVID-19, giám sát tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 và phân bổ vắc xin hợp lý, hiệu quả.
-
Tiếp tục đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức về quy trình, kỹ thuật tiêm
chủng cho toàn thể nhân viên y tế, lực lượng hỗ trợ tổ chức tiêm.
3.2. Tăng cường giám sát phòng, chống dịch COVID-19
- Thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển
khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực,
ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch
bệnh tại địa phương.
- Theo dõi
sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước; kịp thời sửa đổi,
bổ sung, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn bảo đảm đúng phương châm thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát
triển kinh tế theo Hướng dẫn của Trung ương.
- Thực hiện
linh hoạt nguyên tắc phòng, chống dịch linh hoạt theo chỉ đạo, hướng dẫn của
Trung ương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường
xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
- Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả
công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm theo quy định và diễn biến
của tình hình dịch bệnh.
- Cập nhật
các cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: (i)
tình hình dịch; (ii) giám sát vi rút; (iii) hoạt động điều trị; (iv) tiêm
chủng; (v) khả năng và hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị
của địa phương. Linh động với tình hình thực tiễn đảm bảo thực hiện theo đúng
quy định.
3.3. Công tác khám chữa bệnh, điều trị bệnh
nhân COVID-19
3.3.1.
Tăng cường công tác khám chữa bệnh
-
Sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trong các cơ sở khám chữa
bệnh phù hợp với tình hình dịch bệnh, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư tiêu
hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực
hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp,
hiệu quả bảo đảm người mắc COVID-19 được điều trị kịp thời.
-
Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị
của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn sàng giường hồi sức tích cực,
bảo đảm năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ
thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho huyện, thị
xã, thành phố trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị của địa phương.
-
Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19; bảo đảm chủ động được
những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.
-
Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng
hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet…); tiếp tục thành lập các trạm y tế lưu
động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm,
từ xa và từ cơ sở. Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và
hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.
-Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều
trị người mắc COVID-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện
theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho
người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh.
-
Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng,
chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân; tăng cường
khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với thực tiễn.
-
Rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị COVID-19 bằng y học hiện đại,
kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bảo đảm khoa học, hiệu quả.
3.3.2.
Sẵn sàng giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID -19
Dựa
trên phân loại mức độ lâm sàng người bệnh COVID-19 tại tỉnh Yên Bái cho thấy:
+
Tầng 1: Ca bệnh mắc COVID-19 nhẹ không có triệu chứng: 99,3% (điều trị tại nhà).
+
Tầng 2: Ca bệnh mắc COVID-19 vừa, nặng: 0,62%.
+
Tầng 3: Ca bệnh mắc COVID-19 nặng, nguy kịch: 0,07%.
+
Bệnh nhân tử vong: 0,01% (cả nước là 0,4%).
Với phân
loại ca bệnh như trên, tiếp tục triển khai điều trị F0 tại nhà đối với các
trường hợp nhẹ và không có triệu chứng. Duy trì giường bệnh tối thiểu tại các
cơ sở khám chữa bệnh, tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương và số ca mắc
COVID-19, số giường điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được điều chỉnh tăng thêm
một cách linh hoạt, cụ thể:
(1) Giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh
viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Phổi chịu trách nhiệm tiếp nhận và
điều trị các bệnh nhân COVID-19 thuộc tầng 3 (mức độ nặng, nguy kịch hoặc trong
tình trạng cần hồi sức tích cực) và bệnh nhân COVID-19 tầng 2; Bệnh viện Sản -
Nhi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 thuộc tầng 3 và tầng 2 theo chuyên
khoa.
- Trường hợp người bệnh có các diễn biến nặng vượt
quá khả năng điều trị. Đơn vị chủ động hoặc phối hợp tổ chức hội chẩn với các bệnh viện chuyên khoa, các bệnh viện
tuyến trên để được hỗ trợ về chuyên môn.
-
Trường hợp đặc biệt có thể chuyển tuyến (nếu được bệnh viện tuyến Trung ương đồng
ý tiếp nhận).
(2) Các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh các bệnh viện đa khoa tư nhân,
Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái có nhiệm vụ phải bố trí khu vực
riêng để tiếp nhận
các bệnh nhân nhiễm COVID-19 thuộc bệnh nhân tầng 2, bệnh nhân tầng 1 (có triệu
chứng nguy cơ tiến triển lên tầng 2 hoặc đang điều trị các bệnh chuyên khoa).
(3) Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố có giường bệnh có nhiệm vụ tiếp nhận điều trị những bệnh nhân COVID-19 thuộc tầng 2 theo năng lực
chuyên môn và những trường hợp F0 thuộc tầng 1
nhưng không đủ điều kiện cách ly điều trị tại nhà/nơi lưu trú.
- Chuyển tuyến các trường hợp
vượt quá khả năng điều trị.
- Ban
chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cùng cấp chỉ đạo triển khai quản lý điều trị F0 tại nhà/nơi lưu trú
hoặc cơ sở thu dung điều trị (nếu có) những trường hợp đủ điều kiện điều trị
tại nhà/nơi lưu trú.
(4) Một số trường hợp đặc biệt,
thực hiện theo hướng dẫn của Sở Y tế.
(5) Ban chỉ đạo các địa phương
phối hợp Sở Y tế chỉ đạo các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh bố trí nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc,
hóa chất, vật tư y tế đảm bảo công tác khám bệnh chữa bệnh theo chức năng,
nhiệm vụ; đồng thời đảm bảo
năng lực thực hiện công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.
(6) Tiếp tục thực hiện quản
lý, chăm sóc người mắc COVID-19 nhẹ, không triệu chứng tại nhà, nơi lưu trú. Các trường hợp là người bệnh COVID-19 đã
được cơ sở khám chữa bệnh điều trị ổn định không cần can thiệp y tế nhưng chưa đạt
tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về
nhà để tiếp tục chăm sóc.
3.4. Tăng cường, đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án sắp xếp, củng cố hệ thống y tế
- Đối với hệ thống y tế dự phòng, y tế
cơ sở: Bố trí số lượng cán bộ y tế hợp lý (cố định, lưu động) theo quy mô dân
số và phát huy vai trò, bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế để
quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe ban đầu thiết yếu cho người dân trên địa
bàn.
- Đối với hệ thống khám bệnh, chữa
bệnh:
+ Nâng cao năng lực của Bệnh viện Đa
khoa tỉnh, xây dựng đề án trở thành bệnh viện tuyến cuối liên tỉnh đủ khả năng
cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa
bàn và các tỉnh lân cận.
+
Tiếp tục xây dựng các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, ngoài nhiệm vụ khám bệnh,
chữa bệnh phải có trách nhiệm hỗ trợ, tăng cường triển khai các hoạt động chỉ
đạo tuyến. Góp phần nâng cao năng lực cho y tế tuyến cơ sở.
+
Kiện toàn hệ thống cấp cứu ngoại viện.
3.5. Nâng cao năng lực của y tế dự phòng, y tế cơ sở
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho công tác phòng chống dịch, cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc
COVID-19. Huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn lực từ chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực y tế theo Nghị
quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/NQ-QH về chính sách
tài khoá, tiền hỗ trợ chương trình; các nguồn lực khác để nâng cao năng lực cho
phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
-
Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực cho y tế dự phòng, y tế cơ sở (bao gồm cả tuyến y tế cơ sở đặc thù trong các cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, các trung tâm bảo trợ xã hội).
- Nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm phát hiện bệnh nhân COVID-19 và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong phòng, chống dịch. Bổ sung máy móc thiết bị phục
vụ cho xét nghiệm phát hiện; từng bước đầu tư trang bị phòng xét nghiệm ở cấp độ an toàn sinh học cao hơn tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; đáp ứng đầy đủ nhu cầu về test, kít, sinh phẩm, hoá
chất cho xét nghiệm phát hiện COVID-19.
- Huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia
phòng, chống dịch COVID-19.
-
Xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật liên tỉnh.
3.6. Bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19
-
Thực hiện huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn.
-
Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu.
-
Nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
-
Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở khi có hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
4. Về bảo đảm an ninh,
trật tự
-
Giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống, tăng cường công tác bảo đảm an ninh con người, an ninh trật tự tại các khu công nghiệp, an ninh công nhân, an ninh trong dân cư; không để phát sinh điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự, gây bất ổn xã hội. Tăng cường đấu tranh với các thế lực thù địch, tổ chức phản động, đối tượng cơ hội lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, phát tán thông tin xấu độc.
-
Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình bệnh dịch để vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt là phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong phòng, chống dịch COVID-19.
-
Chủ động bám sát, nắm chắc tình hình dư luận xã hội, tâm lý người dân vùng dịch để chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
5. Về bảo đảm an sinh xã
hội
-
Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã
hội phù hợp với tình hình dịch bệnh. Triển khai thực hiện kịp thời chính sách
trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng bảo
trợ xã hội. Tham mưu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở
trợ giúp xã hội, chăm lo cho các đối tượng bị sang chấn tâm lý, cơ nhỡ và các đối
tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Tăng cường triển khai, ứng dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để
nắm sát các đối tượng cần trợ giúp về an sinh xã hội; huy động phát huy tốt vai
trò của hệ thống chính trị cơ sở tham gia xác định đối tượng và rà soát để bảo đảm
hỗ trợ đúng đối tượng, tránh bỏ sót, tránh thất thoát; bổ sung nội dung hỗ trợ
an sinh xã hội để phòng, chống dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã
hội.
-
Thực hiện rà soát, nắm bắt nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn
nhằm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng
chỉ tiêu đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước. Liên kết đào tạo theo nhu cầu của
các doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng
cường khả năng kết nối cung cầu lao động, tăng cường giao dịch việc làm trực
tuyến; cung cấp đầy đủ, kịp thời hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động
kết nối cung cầu lao động; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động và người
sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi thông tin về lao động, việc làm; tổ chức kết
nối với các tỉnh trong cả nước hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động quay trở
lại thị trường làm việc; phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức các phiên giao
dịch việc làm tại.
6. Về tài chính, hậu cần
6.1.Bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị… theo phương châm "bốn tại chỗ” để sẵn sàng cho các tình huống dịch bệnh. Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.
6.2.Nhà nước bảo đảm nguồn tài chính chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác); các địa phương phải bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội.
6.3.Tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu.
6.4.Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 (theo hướng dẫn của Trung ương) bảo đảm
sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.
6.5. Rút gọn, đơn giản hoá hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19.
6.6.Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính bảo đảm an sinh xã hội theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.
6.7.Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính hợp pháp khác (gồm cả nguồn kinh phí trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ), Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả và kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
6.8.Việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bảo đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan chức năng thực hiện giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch kinh phí phòng, chống dịch.
7. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân
7.1. Tiếp tục
triển khai Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch
COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Nghị quyết
số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về
chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình bảo đảm thực hiện nhất quán
theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành đồng thời phát huy tính
chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều
kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống
sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
7.2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường, tổ dân phố) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
7.3. Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ em để có giải pháp kịp thời.
7.4. Triển khai công tác phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông vận tải và lưu thông, vận chuyển hàng hóa bảo đảm không bị gián đoạn.
7.5. Người dân, người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Về vận động nhân dân
và huy động xã hội
8.1. Triển khai hiệu quả công tác dân vận, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các tổ chức thành viên, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
8.2. Tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là đoàn viên, hội viên và các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái, người có uy tín và đồng bào các dân tộc thiểu số; chức sắc, chức việc và đồng bào có tôn giáo tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; vận động các doanh nghiệp, tổ chức chủ động, tự giác tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Đa dạng hóa các phương thức vận động, huy động xã hội trong và ngoài nước để tiếp tục hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân gặp khó khăn.
8.3. Khuyến khích các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Thường xuyên tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng,
chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống COVID-19 tỉnh
về tình hình diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn; tham mưu các giải pháp phòng,
chống dịch đảm bảo kịp thời, đồng bộ, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tình
hình dịch tại đại phương; chuẩn bị các phương án bảo đảm công tác y tế trong tình
huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế
và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chủ trì phối hợp với các
cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 cho các đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân
tỉnh đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ, đúng quy định.
- Rà soát các quy định về phòng, chống dịch kịp thời cập nhật, sửa đổi,
bổ sung các quy định, hướng dẫn chuyên môn (về đánh giá cấp độ dịch, xét nghiệm,
cách ly, điều trị…) nhằm một mặt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi để khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ
Y tế kịp thời hướng dẫn cách xác định bệnh nhân F0 và đơn giản hóa các thủ tục
xác nhận F0, cấp giấy chứng nhận khỏi bệnh, nghỉ ốm phù hợp với địa phương.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo
công tác cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, trang thiết bị sẵn sàng cho điều
trị bệnh nhân mức độ nặng, hạn chế tối đa các trường hợp nguy kịch, tử vong.
- Chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở y tế trong việc
xử lý thi hài tử vong do nhiễm COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và
ngoài cộng đồng.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
trong công tác quản lý chất thải của các trường hợp F0 điều trị trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, F0 điều trị tại nhà và chất thải phát sinh sau khi xử lý
thi hài người mắc COVID-19.
- Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát về giá và nguồn gốc xuất xứ của thuốc điều trị COVID-19, hóa chất,
vật tư y tế, test xét nghiệm.
- Tiếp tục thực hiện các
giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở;
chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan rà soát tổ chức bộ máy,
năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ
cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Tham mưu triển khai chương
trình chuyển đổi số y tế; đẩy mạnh hoạt động đăng ký, khám bệnh, chữa bệnh từ
xa (nhất là theo dõi và chăm sóc sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà); hoàn thiện
và đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân.
- Phối hợp tham mưu việc
áp dụng chế độ ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở khi có hướng dẫn
của các Bộ, ngành Trung ương.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế ngoài
công lập tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm
chủng, xét nghiệm, điều trị, trang thiết bị để phục vụ phòng, chống dịch
COVID-19.
- Chủ trì phối hợp với các
cơ quan đơn vị, địa phương hướng dẫn, quản lý, điều trị F0 phù hợp, hiệu quả; phân
tuyến điều trị trường hợp bệnh nhân trung bình và nặng trong các cơ sở khám chữa
bệnh trên địa bàn tỉnh; chủ động điều động nhân lực, trang thiết bị sẵn sàng
đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trên diện rộng.
- Đề xuất với cấp có thẩm
quyền, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hỗ trợ trang thiết bị y tế chuyên sâu
triển khai công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19, đặc biệt đối với bệnh
nhân nặng, nguy kịch.
- Tập trung mọi nguồn lực
hiện có của ngành Y tế; phối hợp với các ngành, địa phương liên quan đề xuất
nhu cầu kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư, hoá chất, sinh phẩm phục vụ
công tác điều trị, giám sát, công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng đảm bảo
tính chủ động sẵn sàng đáp ứng với mức độ dịch ở mức độ cao hơn theo phân cấp
ngân sách hiện hành.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chịu trách nhiệm
quản lý thông tin và phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo các cơ quan báo
chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh thông tin chính xác và kịp thời về tình
hình dịch COVID-19 và các biện pháp để người dân chủ động phòng, chống dịch,
không hoang mang, lo lắng, không chủ quan, lơ là; tuyên truyền vận động người
dân đồng hành với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong công
tác phòng, chống dịch, tuyên truyền chiến dịch tiêm vắc xin.
-
Thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vi phạm liên
quan đến thông tin, tuyên truyền sai sự thật về công tác phòng, chống dịch
COVID-19 trên địa bàn tỉnh hoặc liên quan đến tỉnh Yên Bái.
-
Chủ trì, đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số phục vụ
công tác phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn người dân khai báo y tế trên phần mềm
quản lý, điều trị F0 tại nhà; triển khai công nghệ thông tin trong việc mã hoá
số liệu để quản lý người bệnh nhanh chóng, chính xác.
3. Công an tỉnh
- Chủ trì triển khai thực hiện tốt nhiệm
vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và
các hành vi phạm pháp luật khác. Xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách
phòng, chống dịch vi phạm pháp luật. Sẵn sàng lực lượng tham gia phòng, chống dịch
COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội, an dân khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến
phức tạp.
-
Tiếp nhận, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu về tiêm
chủng, xét nghiệm, quản lý người nhiễm COVID-19 khỏi bệnh từ Sở Y tế để triển
khai thống nhất việc ứng dụng quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân (hoặc hình
thức phù hợp đối với người chưa có thẻ Căn cước công dân mới) phục vụ việc quản
lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của
Bộ Công an.
-
Triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn việc kết nối cơ sở dữ liệu, bảo
mật thông tin.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Tiếp tục huy động
các lực lượng quân đội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương trong
công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Giao thông vận tải
Trên
cơ sởQuyết định
số 359/QĐ-BGTVT
ngày 22/3/2022 (thay thế Quyếtđịnh số1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021) của
Bộ Giao thông vận tải ban hành Hướng
dẫn tạm
thời vềtổ chức
vận tải
03 lĩnh vực
(đường bộ, đường
thủy nộiđịa, hàng
hải) đảm
bảo thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quảdịch COVID-19, phối hợp
với các cơquan, đơn vịliên quan, tổchức vận
tải trên địa
bàn tỉnh
phù hợp với
diễn biến
dịch COVID-19.
6. Sở Xây dựng
Tiếp tụcđôn đốc
các đơn vịhoạt động
sản xuất,
thi công các dựán, công trình xây dựng
do ngành quản
lý đảm bảo
hoạt động
sản xuất,đồng thời
thích ứng linh hoạt, kiểm
soát hiệu quảdịch COVID-19.
7. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu tăng cường
kiểm soát, chỉ đạo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động du lịch,
văn hoá, thể thao trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thể thao và
Du lịch.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố có phương án huy động các cơ sở lưu trú làm nơi cách
ly điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ, không triệu chứng để tổ chức cách ly, điều
trị các trường hợp khách du lịch, chuyên gia… theo quy định.
8. Sở Công Thương
- Chỉ đạo công tác bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm,
hàng hóa thiết yếu khác trong thời gian có dịch COVID-19.
- Rà soát, hướng dẫn các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ (bao gồm cả các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ) thuộc thẩm
quyền quản lý đánh giá, cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm,
bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo
-
Tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch
tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ
vào tình hình dịch bệnh để chỉ đạo tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp.
- Phối hợp với Sở Y tế và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiêm chủng an toàn cho học sinh trong độ
tuổi phù hợp với từng loại vắc xin; chủ trì chỉ đạo việc cập nhật, báo cáo kết
quả đánh giá an toàn COVID-19 trong trường học.
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh, sinh viên.
10.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa
phương tham mưu tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ các đối
tượng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.
- Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ
trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19. Bổ sung nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống
dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.
11. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Y
tế rà soát tổ chức bộ máy, năng lực của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng.
- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu việc
áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở
khi có hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
-
Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong phòng, chống dịch.
- Hướng
dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong phòng, chống dịch COVID-19.
12.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
-
Chủ trì theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính
phủ về Chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về
chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình; kế hoạch thực hiện mục tiêu tăng
trưởng kinh tế năm 2022 tỉnh Yên Bái.
-
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp;
chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chịu trách nhiệm rà soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn phòng, chống dịch
COVID-19 trong các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông nghiệp để
tránh thiếu hụt nguồn cung, bảo đảm an ninh lương thực trong phòng, chống dịch
bệnh và thảm họa.
14. Sở Tài nguyên và Môi trường
-
Chủ trì, chỉ đạo triển khai công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh; có phương án
vận chuyển và xử lý chất thải có nguy cơ chứa Sars-Cov-2 khi hệ thống xử lý
chất thải nguy hại lây nhiễm của các cơ sở y tế trong tỉnh quá tải không thể xử
lý được, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường và lây lan dịch bệnh. Đặc biệt
là công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đối với các trường hợp F0 điều
trị tại nhà.
-
Chủ trì hướng dẫn xử lý chất thải trong các trường hợp xử lý thi hài người tử
vong do mắc COVID-19 ngoài cộng đồng.
15. Sở Tài chính
Chủ
trì, phối hợp với các ban, ngành tham mưu bố trí kinh phí ngân sách nhà nước
nhanh chóng, kịp thời và đúng quy định hiện hành trên cơ sở đề xuất của các sở
ngành, đơn vị, địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch phù hợp với tình
hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
16. Thanh tra tỉnh
Chỉ
đạo tổ chức thực hiện công tác thanh tra định kỳ, đột xuất trong phòng, chống dịch
COVID-19 nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
17. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chịu
trách nhiệm bảo đảm chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng
bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Bảo đảm thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp
luật về bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong dịch COVID-19 đơn
giản, thuận tiện.
18. Báo Yên Bái, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan truyền thông của tỉnh
Tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự hưởng
ứng, tham gia của xã hội trong phòng, chống dịch COVID-19; phản ánh kịp thời
kết quả phòng, chống dịch. Kịp thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương tập thể, cá
nhân điển hình, các mô hình chống
dịch hiệu quả. Tăng cường thời lượng, nâng cao chất lượng thông tin về các hướng
dẫn điều trị người bị nhiễm COVID-19 và các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm
tính khoa học, chính xác đồng thời dễ hiểu, dễ nhớ.
19. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ xây
dựng phương án, kế hoạch đáp ứng phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với thực tế
và diễn biến tình hình dịch bệnh; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh
về công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
- Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân trên địa bàn theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.
- Đẩy mạnh
triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng trên địa bàn
quản lý đảm bảo an toàn, đúng tiến độ theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiện
quản lý, điều trị F0 tại nhà/nơi lưu trú đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế
trên địa bàn; chủ động thiết lập các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân F0 nhẹ
không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ phù hợp với tình hình dịch bệnh tại
địa phương.
- Bố trí khu điều trị F0 linh hoạt theo diễn
biến của tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
- Chủ động trong việc đánh giá cấp độ dịch và
có các giải pháp chống dịch phù hợp theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
- Chỉ đạo các trạm y tế, trạm y tế lưu động,
tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng tăng cường quản lý, giám sát hỗ
trợ các trường hợp F0 điều trị tại nhà/nơi lưu trú theo quy định.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân
thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 để bảo vệ bản
thân, gia đình và cộng đồng; tăng cường chỉ đạo phát huy hiệu quả của Tổ
COVID-19 cộng đồng, huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và người dân
trong việc phát hiện các trường hợp vi phạm về quy định phòng, chống dịch.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác phòng, chống dịch.
- Chủ động sắp xếp, cân đối các nguồn lực để
sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các lực lượng thực hiện nhiệm vụ xử
lý thi hài người tử vong do COVID-19 trên địa bàn theo quy định.
- Tổ chức thực hiện việc mua sắm để phục vụ
công tác phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy định, bảo đảm công khai, minh
bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng; tăng cường kiểm
tra, giám sát.
- Bảo đảm các nhiệm vụ, giải pháp về an sinh
xã hội trên địa bàn, chú trọng hỗ trợ trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương, người
lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
- Tổ chức việc tập huấn chuyên môn cho các lực
lượng làm công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
- Chỉ đạo tăng cường năng lực xử lý chất thải
bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
có phương án huy động các cơ sở lưu trú làm nơi cách ly điều trị bệnh nhân
COVID-19 nhẹ, không triệu chứng để tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp
khách du lịch, chuyên gia… theo quy định.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra nhất là ở cấp cơ
sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh theo diễn biến
của dịch COVID-19.
20. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Lãnh đạo, chỉ
đạo, định hướng các cơ quan thông tin, tuyên truyền của tỉnh thông tin kịp thời
việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với tình hình dịch
bệnh trên địa bàn để người dân được biết, chủ động phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo, định
hướng công tác thông tin, tuyên truyền, ra thông cáo báo chí theo phân công,
nhất là công tác tuyên truyền để ổn định tư tưởng, không gây hoang mang, sợ hãi
trong nhân dân.
21. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Yên Bái
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ được
giao.
- Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức
thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành Y tế và chính quyền các cấp
vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh; tiếp tục vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng,
chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát
triển hoạt động sản xuất, kinh doanh… phát huy tinh thần sáng tạo của các tầng
lớp nhân dân trong phòng, chống dịch.
- Chủ trì vận động, tiếp nhận và phân bổ các nguồn lực
ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết
có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tuyên truyền, vận động
và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương.
22. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh
- Phổ biến,
tuyên truyền, thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng,
chống dịch tới đoàn viên, thanh niên, hội viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Huy động lực
lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch như: đảm bảo an sinh xã hội,
quản lý theo dõi điều trị F0 tại nhà… trên địa bàn theo diễn biến của tỉnh hình
dịch bệnh.
- Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm công
tác thiện nguyện, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
23. Đề nghị Cục Quản lý thị trường
Chủ
trì, phối hợp với các sở, ban ngành, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
thị trường, đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại, xử lý nghiêm các tổ
chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế, các loại hàng hóa phòng, chống
dịch (kít test xét nghiệm, khẩu trang y tế, nước sát khuẩn,…) nhập lậu, không
rõ nguồn gốc xuất xứ, găm hàng, tăng giá quá mức, không niêm yết.
Trên đây làKế hoạch triển khai thực
hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP
ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh
Yên Bái năm 2022 - 2023, đề nghị các sở, ban,
ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên
quan triển khai thực hiện.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)
Vũ Thị Hiền Hạnh
Các tin khác
28 thành phố trên khắp nước Nga sẽ tổ chức lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 77 năm ngày Hồng quân Liên Xô giành chiến thắng trước phát xít Đức trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1945).
Phó thủ tướng Bulgaria cho biết nước này sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với Nga nếu không được miễn trừ khỏi đề xuất cấm mua dầu của Nga.
Lần đầu tiên sau 4 tháng, hãng dầu Saudi Aramco giảm giá bán cho khách mua châu Á, do lệnh phong tỏa ở Trung Quốc kìm hãm nhu cầu.
Nhật Bản cùng với các nước nước trong Nhóm G7 sẽ thực hiện trên nguyên tắc việc cấm khẩu dầu lửa của Nga nhằm gia tăng biện pháp trừng phạt đối với Moscow.