Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni cho biết gói trừng phạt chống Nga thứ 6 của EU đối với Nga bị chặn.
|
Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni.
|
"Chúng tôi đã thông qua năm gói trừng phạt rất nhanh chóng và đạt nhất trí cao, nhưng gói thứ sáu vẫn bị đình chỉ. Tôi lạc quan về triển vọng tìm được thỏa hiệp”, Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni nói.
Ông Paolo Gentiloni giải thích rằng Chính phủ Hungary không phản đối nguyên tắc đưa ra lệnh cấm vận năng lượng, song nhấn mạnh những khó khăn nhất định của nước này về vị trí địa lý và mô hình cung cấp năng lượng.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết việc liên minh này chưa thể tung ra đòn trừng phạt mới với Nga "là do sự bất đồng về lệnh cấm vận dầu mỏ".
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất dự thảo gói trừng thứ 6 đối với Nga, trong đó bao gồm những hạn chế nhất định đối với nguồn cung dầu và các chính sách tài chính, đặc biệt là cắt thêm một số ngân hàng khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.
Lường trước được tình hình, EC cũng đã phải nới lỏng một số đề xuất của mình về mặt thời gian, thông số và các ngoại lệ có thể xảy ra đối với lệnh cấm vận dầu. Trong đó, EC đề xuất cho phép Hungary và Slovakia mua dầu của Nga cho đến cuối năm 2024. Hungary phản đối lệnh cấm vận dầu Nga, trong khi một số nước khác cho rằng thiệt hại từ biện pháp này sẽ là thảm khốc đối với châu Âu.
Đến nay, EU tung 5 gói trừng phạt lên Nga, song chưa có lệnh cấm vận lên dầu mỏ và khí đốt của Moskva. Kinh tế châu Âu được dự báo đối mặt với khó khăn nếu không có nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga. EU nhập khoảng 45% khí đốt, 25% dầu mỏ và 45% than từ Nga. Điều đó buộc giới lãnh đạo EU phải cân nhắc thiệt hơn khi tính toán các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tuy nhiên, EU lạc quan về khả năng tự loại bỏ khí đốt của Nga, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ có thể cắt giảm 2/3 lượng nhiên liệu tiêu thụ vào cuối năm nay. Theo Ủy ban châu Âu, nhiên liệu thay thế sẽ được nhập từ Mỹ, Na Uy và Azerbaijan. EU hiện chuyển khoảng 850 triệu USD cho Nga mỗi ngày để mua dầu và khí đốt của Moskva.
(Theo VTC)
Tổng thống Croatia Zoran Milanovic ngày 18/5 cho biết, ông có kế hoạch chỉ thị cho Đại sứ Mario Nobilo, đại diện thường trực của nước này tại NATO, ngăn Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 18/5 cho biết, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.
Ngày 17/5, Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo về việc nước này đã quyết định chính thức rút khỏi Hội đồng các quốc gia Biển Baltic (CBSS), trong bối cảnh quan hệ Moscow và phương Tây liên tiếp bị kéo căng liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Thảm kịch hàng không kinh hoàng nhất ở Trung Quốc khiến 132 người chết có thể xuất phát từ hành vi cố ý của người ngồi trên máy bay.