Nga nêu điều kiện tránh khủng hoảng lương thực

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2022 | 2:02:56 PM

Ngày 19-5, ông Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho biết Matxcơva sẽ đảm bảo cung cấp lương thực để không xảy ra khủng hoảng nếu phương Tây xem xét dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

"Đất nước chúng tôi sẵn sàng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác thương mại, bao gồm trên các nền tảng quốc tế", ông Medvedev viết trên ứng dụng tin nhắn Telegram.

Ngoài ra, theo Hãng tin AFP, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cho rằng "chẳng có logic gì khi một mặt họ áp đặt các biện pháp trừng phạt điên rồ chống Nga, mặt khác lại yêu cầu cung cấp lương thực".

"Mọi thứ không hoạt động như thế, chúng tôi không phải những kẻ ngốc", ông Medvedev nhấn mạnh.

Theo ông Medvedev, các nước nhập khẩu lúa mì và các mặt hàng lương thực khác sẽ có khoảng thời gian rất khó khăn nếu không có nguồn cung từ Nga. Ông cũng cho rằng nếu thiếu phân bón của Nga, các cánh đồng ở châu Âu và những nơi khác sẽ chỉ mọc cỏ dại.

"Chúng tôi có mọi cơ hội để đảm bảo các quốc gia khác có lương thực và cuộc khủng hoảng lương thực không xảy ra. Chỉ là đừng can thiệp vào công việc của chúng tôi", cựu tổng thống Nga Medvedev nói.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã nhắc lại lập trường của Nga rằng cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay là hệ quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây, bên cạnh những yếu tố khác.

Bà Zakharova cho biết Matxcơva đang tiếp tục cung cấp lương thực theo các thỏa thuận thương mại của nước này và như một phần của việc hỗ trợ nhân đạo.

Cũng trong ngày 19-5, Hãng thông tấn Interfax (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết Matxcơva sẽ xem xét mở cửa các cảng của Ukraine ở Biển Đen nếu phương Tây cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Nga và Ukraine sản xuất khoảng 30% nguồn cung lúa mì toàn cầu. Nga là nhà cung cấp phân bón và khí đốt hàng đầu thế giới.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Matxcơva tại Ukraine và một loạt biện pháp trừng phạt quốc tế chưa từng có đối với Nga đã làm gián đoạn nguồn cung phân bón, lúa mì và các mặt hàng lương thực khác từ hai nước này. Điều này đẩy giá lương thực và nhiên liệu tăng cao trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Nga cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine được giữ ở các cảng tại Biển Đen.

Trong hội nghị Liên Hiệp Quốc về an ninh lương thực ngày 18-5, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo cuộc khủng hoảng lương thực do chiến sự ở Ukraine có thể kéo dài nhiều năm nếu không có biện pháp đối phó.

(Theo TTO)

Các tin khác
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố sẵn sàng xây dựng căn cứ quân sự thường trực của NATO tại quốc gia này.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Warsaw đã sẵn sàng xây dựng các cơ sở quân sự lâu dài để đóng quân cho các đơn vị bộ binh của NATO.

Ứng cử viên Chadchat Sittipunt trong một hoạt động tranh cử ở Bangkok ngày 17-5.

Thủ đô Bangkok của Thái Lan sẽ tổ chức cuộc bầu cử thống đốc sau 9 năm trì hoãn vào ngày 22-5.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đang xem xét 180 trường hợp mắc bệnh viêm gan ở trẻ em đã được báo cáo trong bảy tháng qua, nhiều hơn 71 trường hợp so với báo cáo hồi đầu tháng.

Hình ảnh hiển vi điện tử của virus đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát vào năm 2003.

Do xuất hiện nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Anh, giới chức y tế nước này đã triển khai tiêm vaccine đậu mùa cho nhân viên y tế và người có thể đã bị phơi nhiễm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục