Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/5/2022 | 2:06:50 PM

Bắt đầu từ hôm nay (23/5), Indonesia sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cọ sau gần 1 tháng ban hành lệnh cấm do lo ngại nguồn cung trong nước thiếu hụt.

Việc Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ sẽ làm giảm bớt áp lực lên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Việc Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ sẽ làm giảm bớt áp lực lên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Tại cuộc họp báo báo trực tuyến, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ sẽ làm giảm bớt áp lực lên thị trường dầu thực vật toàn cầu, sau khi giá mặt hàng này tăng vọt, do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine.

Trước đó, Hiệp hội Dầu cọ Indonesia cảnh báo nước này có thể thiệt hại hơn 35 tỷ USD do lệnh cấm xuất khẩu này. Chưa kể, hiện có 17 triệu người làm việc trong ngành sản xuất dầu cọ, gồm nông dân và các lao động phụ trợ khác.

"Mặc dù xuất khẩu đã được nối lại, nhưng chính phủ Indonesia vẫn sẽ giám sát chặt chẽ mọi động thái nhằm đảm bảo đáp ứng được nguồn cung trong nước với giá thành hợp lý. Tôi tin rằng trong vài tuần tới, giá dầu ăn sẽ phải chăng hơn khi nguồn cung dồi dào trên thị trường quốc tế", Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh.

Năm 2021, sản lượng dầu cọ của Indonesia đạt 51,3 triệu tấn, trong đó 35% là tiêu thụ nội địa, còn lại là xuất khẩu.

Dù là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 60% lượng sản xuất dầu cọ toàn cầu), nhưng Indonesia đã phải đối mặt với thực trạng thiếu dầu ăn trong nhiều tháng do quy định lỏng lẻo và các nhà sản xuất nội địa miễn cưỡng bán hàng trong nước.

Do vậy, nhiều tiểu thương mong muốn tình trạng tương tự không tái diễn khi hoạt động xuất khẩu được nối lại. Người tiêu dùng Indonesia có những thời điểm phải mất hàng giờ xếp hàng tại các trung tâm phân phối mới có thể mua được mặt hàng này.

"Chúng tôi biết việc xuất khẩu sẽ mang lại thu nhập và ngoại tệ cho đất nước, nhưng chính phủ cũng hãy luôn ưu tiên nhu cầu nội địa. Đừng để dầu ăn không thể tiếp cận được với các nhà phân phối. Tôi hy vọng rằng trong khi xuất khẩu được tiếp tục, nguồn cung dự trữ trong nước sẽ vẫn đủ, để giá có thể ổn định, hoặc thậm chí giảm", tiểu thương phân phối dầu ăn chia sẻ.

"Tôi mong giá dầu ăn có thể giảm xuống dưới 12.000 Rupiah/lít để gia đình nào cũng có thể mua được vì đây là hàng hóa thiết yếu với mọi nhà", một người dân Indonesia bày tỏ.

Trước khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ, nhiều doanh nghiệp dầu cọ lo ngại hoạt động kinh doanh có thể bị thua lỗ, thậm chí phá sản vì phải ngừng chế biến nếu dầu cọ không được thị trường trong nước tiêu thụ hết.
(Theo VTV)

Các tin khác
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ.

Dịch COVID-19 vẫn là một trong những ưu tiên trong kỳ họp lần này, trong bối cảnh hội nghị lần đầu được tổ chức trực tiếp tại Geneva kể từ khi bùng phát đại dịch cách đây hơn 2 năm.

Ảnh minh họa

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU, ông Josep Borrell ngày 22/5 cho biết, khối này đã cạn kiệt khí tài quân sự để viện trợ cho Ukraine, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường khả năng quốc phòng.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: AFP

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã phản đối các lệnh trừng phạt cứng rắn mà EU áp lên Nga khi so sánh những biện pháp này với một quả bom hạt nhân có thể gây phản tác dụng, dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực và những cuộc di cư lớn ở châu Âu.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đi thị sát cửa hàng dược phẩm ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: CNN

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-19 bùng phát tại Triều Tiên khi nước này báo cáo hơn 2 triệu ca có triệu chứng sốt chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần kể từ khi công bố ca COVID-19 đầu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục