Ngày 3/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga và loại thêm một số ngân hàng nước này ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
|
Bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Sberbank của Nga tại Ljubljana, Slovenia, ngày 28/2/2022.
|
Theo hãng tin Sputnik, trong một tuyên bố, Hội đồng châu Âu (EC) nêu rõ trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn, EC quyết định áp đặt gói trừng phạt kinh tế và cá nhân thứ 6 đối với cả Nga và Belarus.
Gói trừng phạt mới nhất này bao gồm lệnh cấm "mua, nhập khẩu hoặc chuyển dầu thô và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga vào EU", với thời hạn áp dụng "từ 6 tháng đối với dầu thô cho tới 8 tháng đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác". Tuyên bố cũng nêu rõ có thể tạm thời miễn trừ trừng phạt đối với nhập khẩu dầu thô qua đường ống dẫn vào một số nước thành viên EU phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga và không có phương án thay thế khả thi nào do tình hình địa lý của các nước này. Ngoài ra, Bulgaria và Croatia cũng sẽ được miễn trừ tạm thời lệnh cấm đối với việc nhập khẩu dầu thô bằng đường biển và dầu chân không của Nga.
Bên cạnh đó, EU cũng quyết định loại thêm 3 ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, gồm ngân hàng Sberbank, Ngân hàng Tín dụng Moskva và Ngân hàng Nông nghiệp Nga.
EU cũng thông báo đình chỉ hoạt động phát sóng của 3 kênh truyền hình của Nga tại EU gồm Rossiya RTR/ RTR Planeta, Rossiya 24/Russia 24 và TV Center International", đồng thời lưu ý rằng các biện pháp này "không ngăn cấm những kênh truyền thông này thực hiện các hoạt động ngoài phát sóng tại EU, như nghiên cứu hay phỏng vấn".
(Theo Tin tức)
Nội các Ukraine ước tính nước này chịu thiệt hại 600 tỷ USD sau gần 100 ngày xung đột với Nga.
Trung Quốc vừa công bố kế hoạch mới đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất điện gió và điện mặt trời từ nay đến năm 2025.
6 quốc gia ASEAN cùng với 20 quốc gia khác sẽ tham gia cuộc tập trận hàng hải lớn nhất thế giới “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC) lần thứ 28, diễn ra từ ngày 29/6-4/8/2022 tại Mỹ.
Australia đang cân nhắc các biện pháp để đảm bảo duy trì đủ lượng khí đốt dành cho thị trường nội địa, không loại trừ việc thắt chặt xuất khẩu và thiết lập một kho dự trữ khí đốt ở bờ biển phía Đông.