Iran gỡ bỏ hàng chục thiết bị giám sát cơ sở hạt nhân của IAEA

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/6/2022 | 7:38:45 AM

Ngày 9/6, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết, Iran đang gỡ bỏ 27 camera giám sát tại các cơ sở hạt nhân của nước này.

Cơ sở chuyển đổi urani của Iran gần Isfahan, nơi tái chế tinh quặng urani thành khí uranium hexafluoride, sau đó được đưa đến Natanz và đưa vào máy ly tâm để làm giàu.
Cơ sở chuyển đổi urani của Iran gần Isfahan, nơi tái chế tinh quặng urani thành khí uranium hexafluoride, sau đó được đưa đến Natanz và đưa vào máy ly tâm để làm giàu.

Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết, hành động của Iran gây khó khăn cho công việc giám sát của IAEA tại nước này. Ông Rafael Grossi nêu rõ, IAEA đã nhận thông báo về việc số camera nói trên đang được tháo bỏ tại Iran. Ông Grossi nhấn mạnh, điều này "tất nhiên đặt ra thách thức nghiêm trọng," gây khó khăn cho công việc giám sát của IAEA tại đây.

Tổng Giám đốc IAEA cũng cho rằng về cơ bản, Iran đang loại bỏ tất cả thiết bị giám sát bổ sung của IAEA đã được lắp đặt theo thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà quốc gia Trung Đông này ký với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) vào năm 2015. Hiện chỉ còn từ 3 đến 4 tuần nữa là đến thời hạn chót khôi phục thỏa thuận này. Do đó, quyết định của Iran "sẽ là đòn giáng mạnh (đối với nỗ lực khôi phục thỏa thuận)".

Quyết định của Iran được cho là để đáp trả nghị quyết được Hội đồng Thống đốc IAEA thông qua vào tối 8/6. Nghị quyết này chỉ trích Tehran không giải thích được về các dấu vết urani tại những cơ sở không khai báo.

Bộ Ngoại giao Iran đã ra tuyên bố phản đối nghị quyết của IAEA chỉ trích Tehran thiếu hợp tác. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran cho rằng động thái trên của IAEA "là hành động chính trị và không xây dựng", theo đó sẽ làm suy yếu hợp tác giữa Iran và IAEA.

Trước đó, Iran tuyên bố nước này đã có những bước đi thực tế tương ứng cách tiếp cận không xây dựng của IAEA và việc thông qua nghị quyết này, như lắp đặt các máy ly tâm tiên tiến và ngắt kết nối một số camera của IAEA giám sát các cơ sở hạt nhân của nước này.

Ngày 8/6, Hội đồng Thống đốc IAEA gồm 35 thành viên đã thông qua nghị quyết chỉ trích Iran thiếu hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc. Nghị quyết do Mỹ, Anh, Pháp và Đức đề xuất. Nga và Trung Quốc bỏ phiếu phản đối nghị quyết này. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2020 IAEA ra nghị quyết chỉ trích Iran.
(Theo VTV)

Các tin khác
Đám cháy lớn đã bùng phát tại một tòa nhà văn phòng ở thành phố Daegu.

Hôm nay (9/6), một đám cháy lớn đã bùng phát tại một tòa nhà văn phòng ở thành phố Daegu, Hàn Quốc làm ít nhất 7 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Toàn cảnh cuộc họp Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 tại Bình Nhưỡng, ngày 7/6/2022.

Theo KCNA, cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã bắt đầu từ hôm qua (8/6) tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Toàn cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ tại Washington, DC.

Gói dự luật mang tên "Đạo luật bảo vệ con em của chúng ta" bao gồm điều khoản nâng độ tuổi được phép mua vũ khí bán tự động từ 18 lên 21 tuổi, đồng thời cấm bán cho dân thường thiết bị độ súng.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, nước này đã gửi tới Phần Lan và Thụy Điển một danh sách 10 yêu cầu phải đáp ứng để đảm bảo có sự ủng hộ của Ankara cho việc họ xin gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục