Ngày 13/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ukraine, ông Taras Vysotskiy cho biết, nước này đã mất 1/4 tổng diện tích đất canh tác ở một số khu vực kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây. Tuy nhiên, ông Vysotskiy khẳng định an ninh lương thực của Ukraine không hề bị đe dọa.
|
Trước khi xảy ra xung đột, Ukraine là nhà cung cấp lúa mì và ngô lớn thứ 4 thế giới. (Ảnh: Shutterstock)
|
"Mặc dù mất 25% diện tích đất canh tác, nhưng cơ cấu cây trồng năm nay vẫn đủ để đảm bảo lương thực cho người dân”, ông Taras Vysotskiy phát biểu tại họp báo, nhấn mạnh "tình hình hiện tại ở các khu vực canh tác không gây ra mối đe dọa cho an ninh lương thực của Ukraine”.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết, mức tiêu thụ lương thực trên toàn quốc đã giảm "do sự di cư hàng loạt" trong bối cảnh hàng triệu người dân chạy trốn khỏi cuộc xung đột.
Theo số liệu của Tổ chức Di cư Thế giới (IOM) và Cơ quan Tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCR) ước tính, hơn 7 triệu người Ukraine đã phải sơ tán trong nước. Ngoài ra khoảng 7,3 triệu người đã ra nước ngoài, trong đó hơn một nửa sang nước láng giềng Ba Lan.
Ông Vysotskiy cho biết, mặc dù cuộc xung đột đã khiến nước này mất đi một phần lớn diện tích đất canh tác nhưng "tình hình hiện tại không gây ra mối đe dọa đối với an ninh lương thực của Ukraine". Theo ông Vysotskiy, "nông dân Ukraine đã chuẩn bị tương đối tốt cho việc gieo hạt trước khi xung đột nổ ra”.
"Vào tháng 2, Ukraine đã nhập khẩu khoảng 70% lượng phân bón cần thiết, 60% sản phẩm kiểm soát dịch bệnh và khoảng 1/3 lượng nhiên liệu cần thiết", ông Vysotskiy cho biết thêm.
Tuy nhiên, xung đột khiến nhiều cảng biển của Ukraine ở Biển Đen bị phong tỏa, ngăn cản hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, buộc người nông dân phải "thay đổi số lượng và chủng loại hạt gieo".
Theo ghi nhận, trước khi xung đột nổ ra, Ukraine có hơn 30 triệu ha đất canh tác. Bất chấp việc ông Vysotskiy khẳng định, xung đột không đe dọa đến nguồn cung cấp lương thực trong nước của Ukraine, Liên hợp quốc vẫn cảnh báo nguy cơ xung đột khiến hàng chục triệu người trên toàn cầu rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực, với nguy cơ suy dinh dưỡng và đói kém hàng loạt.
Đầu tháng này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, khoảng 20-25 triệu tấn ngũ cốc hiện đang bị tắc nghẽn tại các cảng của Ukraine, con số có thể tăng lên 70-75 triệu tấn vào mùa Thu.
Trước khi xảy ra xung đột, Ukraine là nhà cung cấp lúa mì và ngô lớn thứ 4 thế giới. Nga và Ukraine đã sản xuất 30% nguồn cung lúa mì toàn cầu.
(Theo ĐCSVN)
Lượng tiêu thụ khí đốt hằng năm của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng từ 48 tỷ m3 năm 2020 lên 60 tỷ m3 trong năm 2021 và được dự báo sẽ tăng lên 63 tỷ m3 trong năm 2022.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 13/06 đã tổ chức phiên họp định kỳ để nghe Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Liên Hợp Quốc về Myanmar, bà Noeleen Heyzer báo cáo về tình hình Myanmar, trong đó có tình hình tại bang Rakhine.
Các kết quả khảo sát bầu cử quốc hội Pháp cho thấy, liên minh của Tổng thống Emmanuel Macron có thể không giành được quyền kiểm soát đa số tuyệt đối trong cơ quan lập pháp.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu rằng không thể tin vào chính sách của phương Tây, Tass dẫn nội dung trong video ghi lại cuộc gặp của ông Erdogan với các thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.