Sri Lanka vỡ nợ, lạm phát chạm mức gần 60%

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/7/2022 | 7:44:15 AM

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 80% người dân tại Sri Lanka phải bỏ bữa vì họ không đủ tiền mua thức ăn do giá cả phi mã.

Nhân viên bảo vệ tại một trạm nhiên liệu ở Colombo, Sri Lanka trong khi trạm này tạm ngừng hoạt động.
Nhân viên bảo vệ tại một trạm nhiên liệu ở Colombo, Sri Lanka trong khi trạm này tạm ngừng hoạt động.

Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết quốc gia Nam Á này đã vỡ nợ và tình trạng khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có này sẽ kéo dài cho tới ít nhất là cuối năm 2023. Sri Lanka sẽ rơi vào suy thoái sâu trong năm nay và tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men sẽ tiếp tục diễn ra.

Lạm phát đã chạm mức 54,6% vào tháng 6 vừa qua khi Sri Lanka đối mặt cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua và Ngân hàng trung ương Sri Lanka dự kiến sẽ tăng lãi suất trong lần công bố chính sách tiếp theo (dự kiến vào ngày 7/7) để kiềm chế sự leo thang của giá cả. Đảo quốc Nam Á cũng thông báo ngừng in tiền để đối phó với lạm phát gia tăng.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng việc tăng lãi suất sẽ có ít tác động trong việc kiềm chế giá cả tăng phi mã, bởi nguyên nhân phần lớn là chi phí nhiên liệu cao.

Sri Lanka đang đối mặt một làn gió ngược chiều mạnh mẽ với việc Ngân hàng trung ương ước tính tăng trưởng trong năm nay giảm từ 4 đến 5%, đồng thời lạm phát sẽ chạm ngưỡng 60% vào cuối năm.

Theo Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, các cuộc đàm phán về gói cứu trợ đang diễn ra giữa Sri Lanka và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phụ thuộc vào việc nước này hoàn tất kế hoạch tái cơ cấu nợ với các chủ nợ vào tháng 8.

Ông Wickremesinghe cũng thông báo rằng sau khi đạt được thỏa thuận cấp nhân viên với IMF, Sri Lanka dự định tổ chức hội nghị các nhà tài trợ với Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản để đảm bảo các khoản vay nhiều hơn thông qua một thỏa thuận chung.

Tuần trước, IMF cho biết đã có các cuộc đàm phán với Sri Lanka, làm dấy lên hy vọng tổ chức này sẽ sớm chấp nhận phê duyệt sơ bộ cho một gói hỗ trợ tài chính đang rất cấp thiết.

Mấy tháng gần đây, quốc đảo 22 triệu dân này đã phải chịu đựng tình trạng lạm phát phi mã và những đợt cắt điện kéo dài sau khi chính phủ cạn kiệt nguồn ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu. Sri Lanka hiện gần như hoàn toàn không còn xăng dầu và chính phủ buộc phải ra lệnh ngừng các dịch vụ công không thiết yếu nhằm tiết kiệm nhiên liệu.

(Theo VOV)

Các tin khác
Súng điện từ tiên tiến Stupor do Nga sản xuất

Nga được cho là đã lần đầu tiên sử dụng vũ khí điện từ tiên tiến "khắc tinh" của máy bay không người lái trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đang rơi vào khủng hoảng.

Bộ trưởng Trẻ em và Gia đình Will Quince và Quốc vụ khanh phụ trách Giao thông đã thông báo quyết định rời Nội các với lý do "mất niềm tin" vào chính phủ đương nhiệm.

Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm nay (6/7) đã ra lệnh cho quân đội hãy đáp trả “một cách nhanh chóng và quyết liệt” trong trường hợp Triều Tiên khiêu khích. Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh đang có những quan ngại về việc Bình Nhưỡng sắp tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây.

Hạ viện Canada bỏ phiếu ủng hộ Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO từ đầu tháng 6.

Đã có quốc gia đầu tiên chính thức phê chuẩn việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục