Liên minh châu Âu công bố gói giải pháp chống khủng hoảng năng lượng

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/10/2022 | 7:34:59 AM

Gói giải pháp mới cũng bao gồm các nguyên tắc cho việc mua khí đốt chung và sẽ giải phóng hàng tỷ euro trong quỹ của Liên minh châu Âu (EU) để giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Một trạm bơm của đường ống dẫn khí đốt Cherré, gần Le Mans, tỉnh Sarthe, Pháp.
Một trạm bơm của đường ống dẫn khí đốt Cherré, gần Le Mans, tỉnh Sarthe, Pháp.

Ngày 18/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất cơ chế tạm thời hạn chế giá bán buôn khí đốt trong mùa Đông tới.

Công cụ này là một phần của gói giải pháp mới được EC trình bày nhằm đối phó cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Gói giải pháp mới cũng bao gồm các nguyên tắc cho việc mua khí đốt chung và sẽ giải phóng hàng tỷ euro trong quỹ của Liên minh châu Âu (EU) để giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Tuy nhiên, các biện pháp được EC trình bày không bao gồm các phương án áp giá trần khí đốt từng được thảo luận trước đó.

"Cơ chế điều chỉnh giá" được đề xuất sẽ hoạt động như một chính sách bảo hiểm chống lại những biến động bất thường trên thị trường.

Trong trường hợp cần thiết, EU sẽ áp đặt "giới hạn giá linh hoạt” đối với giao dịch trên trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) của Hà Lan, vốn có tính chất quyết định giá khí đốt trong EU.

Trong khi đó, EC cho rằng giải pháp dài hạn hơn là đưa ra một chỉ số giá bổ sung giúp định hình giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và phản ánh tốt hơn các điều kiện mới trên thị trường EU.

Ngoài ra, EC đã đề xuất rằng EU đưa ra một tiêu chuẩn mới về khí tự nhiên hóa lỏng và các nước thành viên bắt đầu cùng nhau mua khí đốt, song tránh đề xuất lập tức áp mức giá trần đối với khí đốt trong bối cảnh các nước vẫn còn bất đồng về ý tưởng này.

Trong một tuyên bố, EC nêu rõ, gói đề xuất nêu trên nhằm "ngăn chặn tình trạng giá tăng vọt và thao túng giá cả, tạo sự minh bạch và ổn định hơn cho thị trường đồng thời đảm bảo giá cả hợp lý và lưu thông khí đốt trong bối cảnh khủng hoảng".

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Tin tức Triều Tiên bắn đạn pháo vào vùng đệm với Hàn Quốc được chiếu trên màn hình tivi tại ga Seoul (Hàn Quốc) hôm 14/10.

Đây là lần thứ hai trong chưa đầy 1 tuần qua Triều Tiên có các động thái quân sự nhằm vào vùng đệm mà hai nước đã thiết lập theo thỏa thuận năm 2018. Quân đội Hàn Quốc cho biết, cuối ngày 18/10, Triều Tiên đã bắn đạn pháo về phía khu vực gần biên giới trên biển với Hàn Quốc.

Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas. Ảnh: NBC News.

Trả lời bên lề Tuần lễ an ninh mạng quốc tế Singapore 2022, bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ nhấn mạnh về nỗ lực tập thể để ứng phó với các mối đe dọa từ không gian mạng.

Thị trấn Audinghen, vùng Hauts-de-France (Pháp) bị bao phủ bởi sương mù ô nhiễm hồi tháng 3/2022. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 17/10, Tòa án hành chính cao nhất của Pháp đã yêu cầu chính phủ nước này phải nộp 2 khoản tiền phạt 10 triệu euro (9,75 triệu USD) vì không cải thiện được tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn.

Ông Tiêu Bồi, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc.

Đã có 207.000 người đứng đầu các cấp, hơn 60 Ủy viên Trung ương và Ủy viên dự khuyết Đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra xử lý trong 10 năm qua, trong khi có hơn 80.000 người đã chủ động ra đầu thú kể từ Đại hội XIX.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục