Pháp: Người dân xuống đường biểu tình đòi tăng lương do lạm phát tăng cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/10/2022 | 3:15:14 PM

Ngày 18/10, nhiều người dân trên toàn nước Pháp đã tham gia các cuộc đình công yêu cầu tăng lương trong bối cảnh lạm phát leo thang. Các cuộc đình công này khiến tình hình tại Pháp thêm trầm trọng khi hoạt động đình công của các công nhân ngành dầu khí đã khiến nguồn cung nhiên liệu bị đình trệ, gây khó khăn cho hàng triệu người sử dụng các phương tiện cá nhân.

Người dân tham gia đình công tại Rennes, Pháp, ngày 18/10/2022.
Người dân tham gia đình công tại Rennes, Pháp, ngày 18/10/2022.

Bộ Nội vụ Pháp xác nhận khoảng 107.000 người đã tham gia các cuộc tuần hành trên cả nước, trong đó có 13.000 người tại Paris. Một số người biểu tình quá khích đã phun sơn và đập phá cửa kính tại một ngân hàng và một đại lý ô tô BMW ở thủ đô Paris trước khi bị cảnh sát chống bạo động giải tán. 15 người đã bị bắt giữ do có các hành động quá khích, trong khi 9 nhân viên an ninh bị thương trong các cuộc đụng độ với những người biểu tình. 

Các cuộc đình công tuy không gây gián đoạn hoạt động giao thông vận tải nghiêm trọng như dự báo, song các nghiệp đoàn tuyên bố sẽ tiếp tục có thêm nhiều động thái gây sức ép tương tự trong những tuần tới, đặc biệt liên quan một cuộc cải cách lương hưu đang gây tranh cãi. 

Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết hiện còn chưa đến 25% trạm xăng trên cả nước thiếu nguồn cung, giảm so với mức 30% trước đó. Chính phủ Pháp đã sử dụng các quyền hạn khẩn cấp để yêu cầu một số công nhân trở lại làm việc tại các kho chứa nhiên liệu. Mặc dù vậy, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin thừa nhận hiện có "vấn đề về tiền lương" tại nước này, đồng thời hối thúc các công ty tăng lương cho người lao động khi có thể.      

Đình công trên diện rộng diễn ra sau khi các công nhân tại một số nhà máy lọc dầu và các kho chứa dầu của tập đoàn năng lượng TotalEnergies nhất trí mở rộng đình công. Cuộc đình công đã bước sang tuần thứ 3, gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động phân phối nhiêu liệu trên toàn quốc, đặc biệt tại miền Bắc, miền Trung nước Pháp và khu vực Paris.

Trong khi đó, các công nhân trong ngành năng lượng hạt nhân cũng đang tiến hành đình công, đe dọa cản trở công việc bảo dưỡng, bảo trì để khởi động các lò phản ứng. Ngày 18/10, nhà vận hành hệ thống truyền tải điện RTE cảnh báo việc mở rộng đình công tại các nhà máy điện hạt nhân cũng sẽ gây "những hậu quả nghiêm trọng" đối với việc cung cấp điện trong mùa Đông này.

Tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết chỉ có 30/56 lò phản ứng hạt nhân ở nước này đang hoạt động, trong khi chính phủ hy vọng sẽ có tổng cộng 45 lò phản ứng được vận hành vào tháng 1/2023. Tuy nhiên, nhà cung cấp năng lượng EDF cho biết công ty này hoãn kế hoạch vận hành trở lại 5 lò phản ứng đang tạm dừng hoạt động.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) chủ trì phiên họp thứ hai của đoàn chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 18-10.

Cuộc họp lần thứ 2 của Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ XX đã thông qua danh sách đề cử sơ bộ các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Iryna Panchenko nhấc nồi thức ăn khỏi bếp, cháu nội Artem đứng cạnh, tại làng Kivsharivka ngày 16/10.

Artem Panchenko, 9 tuổi, giúp bà nội đốt đống lửa nghi ngút khói trong căn bếp tạm ngoài trời gần chung cư hoang tàn.

Bà Romina Pourmokhtari được bổ nhiệm làm bộ trưởng ở tuổi 26

Bà Romina Pourmokhtari, 26 tuổi, trở thành bộ trưởng Bộ Khí hậu và Môi trường Thụy Điển trong đợt bổ nhiệm mới đây của tân Thủ tướng Ulf Kristersson.

Một trạm bơm của đường ống dẫn khí đốt Cherré, gần Le Mans, tỉnh Sarthe, Pháp.

Gói giải pháp mới cũng bao gồm các nguyên tắc cho việc mua khí đốt chung và sẽ giải phóng hàng tỷ euro trong quỹ của Liên minh châu Âu (EU) để giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục