Hạ viện Thái Lan phê chuẩn đề xuất trưng cầu dân ý về soạn thảo Hiến pháp mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/11/2022 | 3:20:04 PM

Hạ viện Thái Lan ngày 3/11 đã bỏ phiếu nhất trí thông qua kiến nghị của phe đối lập kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc soạn thảo một bản hiến pháp mới của nước này.

Phiên họp của Hạ viện Thái Lan. (Ảnh: PBS)
Phiên họp của Hạ viện Thái Lan. (Ảnh: PBS)

Kiến nghị về việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc soạn thảo bản hiến pháp mới do các hạ nghị sĩ Nattapong Ruangpanyawut của đảng Hướng tới tương lai (MFP) và Jullapan Amornwiwat của đảng Pheu Thai đưa ra. Trong phiên bỏ phiếu của Hạ viện Thái Lan, bản kiến nghị đã nhận được 323 phiếu ủng hộ và một phiếu trắng.

Kiến nghị của phe đối lập kêu gọi chính phủ tổ chức một cuộc trưng cầu để hỏi ý kiến người dân về việc Thái Lan có nên thay thế bản hiến pháp hiện nay bằng một bản hiến pháp mới, do một một hội đồng soạn thảo hiến pháp bao gồm các đại diện được bầu cử, viết ra hay không.

Kiến nghị cũng đề xuất tổ chức cuộc trưng cầu dân ý trong cùng ngày với cuộc tổng tuyển cử tới, được Ủy ban Bầu cử dự kiến ấn định vào ngày 7/5/2023. Lãnh đạo đảng MFP Pita Limjaroenrat ngày 3/11 khẳng định, việc tổ chức trưng cầu dân ý và tổng tuyển cử trong cùng ngày sẽ giúp chính phủ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Ông Nattapong cho rằng rằng kiến nghị về việc tổ chức trưng cầu dân ý phù hợp với phán quyết được Tòa án Hiến pháp Thái Lan đưa ra ngày 11/3/2021 về việc Quốc hội có quyền viết ra một bản hiến pháp mới, nhưng trước đó phải trưng cầu dân ý xem người dân có muốn có một bản hiến pháp mới hay không.

Tòa án đã công bố phán quyết này dưới một hình thức ngắn gọn, trong đó nói rõ rằng quyền đưa ra một bản hiến pháp mới thuộc về người dân và chỉ một cuộc trưng cầu dân ý mới giúp quốc hội có quyền thông qua việc viết ra và thực hiện một bản hiến pháp mới.

Để có hiệu lực và đưa vào triển khai, kiến nghị này cần nhận được sự ủng hộ từ các Thượng nghị sĩ. Tuy nhiên, hiện Thượng viện Thái Lan vẫn chưa có chương trình họp về việc này. Theo Luật Trưng cầu dân ý của Thái Lan, kiến nghị sẽ được thông báo tới Chính phủ Thái Lan sau khi được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua.

Ông Pita nói: "Tôi hy vọng rằng sẽ có quá 50% Thượng nghị sĩ ủng hộ kiến nghị. Hồi tháng 3/2021, Thượng viện đã bác bỏ đề xuất thành lập một hội đồng soạn thảo hiến pháp để sửa đổi hiến pháp với lý do cần phải tổ chức trưng cầu dân ý trước. Lần này, các Thượng nghị sĩ không có lý do gì để phản đối cuộc trưng cầu dân ý”.

Hạ viện Thái Lan trước đó đã dự kiến sẽ tiến hành bỏ phiếu về kiến nghị này vào ngày 15/9, tuy nhiên phiên họp đã bị hoãn do không có đủ số đại biểu cần thiết tham dự.

(Theo NDO)

Các tin khác
Ông Benjamin Netanyahu và phu nhân.

Ông Benjamin Netanyahu sẽ là thủ tướng tiếp theo của Israel, theo kết quả kiểm phiếu do ủy ban bầu cử trung ương nước này công bố ngày 3/11.

Các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành cấy ghép nội tạng từ lợn sang khỉ hôm 16/10.

Các nhà khoa học tại Bệnh viên Tây Kinh đã cấy ghép nhiều cơ quan nội tạng từ một con lợn vào 4 con khỉ, ba trong số đó sống sót đến nay.

Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng Arab tại Algiers, Algeria. (Ảnh: THX/TTXVN)

Lãnh đạo các nước AL cũng kêu gọi hợp tác đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như chấm dứt các cuộc khủng hoảng ở một số nước Arab.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres hoan nghênh nỗ lực của Chính phủ Ehtiopia và lực lượng Tigray trong việc ký thỏa thuận dừng cuộc xung đột sau 2 năm. (Nguồn: Reuters)

Ngày 2/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi người dân Ethiopia cùng cộng đồng quốc tế ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn gần đây giữa Chính phủ Ethiopia và lực lượng phiến quân Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục