Bán đảo Triều Tiên "nóng" nhất trong 70 năm qua

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/10/2024 | 2:45:40 PM

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang ở mức "nóng" nhất trong 70 năm qua.

Triều Tiên cho nổ tuyến đường liên Triều, ngày 14/10
Triều Tiên cho nổ tuyến đường liên Triều, ngày 14/10

Leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Tình hình bán đảo Triền Tiên đã và đang trở thành tâm điểm được các nước trong khu vực và thế giới quan tâm trong suốt hai tuần qua. Chưa bao giờ Hàn Quốc, Triều Tiên kề cận xung đột vũ trang như trong những ngày vừa qua.

Ngày 17/10, Triều Tiên sửa đổi Hiến pháp, coi Hàn Quốc là "quốc gia thù địch". 1,4 triệu thanh niên Triều Tiên cũng đã nộp đơn xin gia nhập hoặc quay trở lại quân đội trong tuần vừa qua trong bối cảnh căng thẳng leo thang.

Trước đó, ngày 14/10, Triều Tiên cũng cho nổ tuyến đường liên Triều - chấm dứt mọi hợp tác kinh tế và hạ tầng với Hàn Quốc.

Trong khi đó, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc ra thông báo sẽ tiến hành cuộc tập trận Bảo vệ đất nước năm 2024 từ ngày 20/10 đến 8/11, với sự tham gia của lục quân, hải quân, không quân, thủy quân lục chiến và lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.

Trước đó, ngày 18/10, Hàn Quốc và Mỹ họp Hội nghị Ủy ban Quân sự để thảo luận về vai trò của Bộ Tư lệnh chiến lược mới thành lập hồi đầu tháng 10 và tái khẳng định quyết tâm về răn đe mở rộng.

Ông Koo Byoung-Sam - người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc – tuyên bố: "Những gì Triều Tiên đã làm, cho nổ các tuyến đường liên Triều, là một sự vi phạm rõ ràng đối với thỏa thuận liên Triều, và chúng tôi coi đó là một hành động rất bất thường. Chính phủ Hàn Quốc lên án mạnh mẽ hành động này".

Nguồn cơn của sự leo thang căng thẳng trong quan hệ 2 nước ở mức cao nhất 70 năm qua là việc Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc điều khiển các thiết bị bay không người lái mang truyền đơn hoạt động xâm phạm vùng trời Bình Nhưỡng vào ngày 3/10, 9/10 và 11/10.


Xác một máy bay không người lái được cho là của Hàn Quốc - rơi tại thủ đô Bình Nhưỡng

TS. Hoo Chiew Ping - nghiên cứu viên cao cấp, đồng sáng lập Nhóm Nghiên cứu quan hệ quốc tế Đông Á (EAIR), Malaysia – nhận định: "Tôi nghĩ diễn biến hiện tại trên bán đảo Triều Tiên là sự gia tăng căng thẳng quân sự. Ngoài ra, đã có các cuộc xung đột về thông tin, về việc thả bóng bay, rải truyền đơn. Đó là một hình thức leo thang dần dần. Bây giờ, nó liên quan đến thiết bị bay không người lái, vấn đề được coi là rất nhạy cảm. Triều Tiên đã cảnh báo nếu Seoul điều các thiết bị bay không người lái, Bình Nhưỡng sẽ không ngần ngại đáp trả theo cách nặng nề nhất".

Ông Cheong Seong-Chang - chuyên gia Triều Tiên, Viện Nghiên cứu Sejong – cho rằng: "Các nhóm thù địch với Triều Tiên ở Hàn Quốc vẫn sẽ tiếp tục thả truyền đơn qua biên giới bằng bóng bay hoặc thiết bị không người lái dù Chính phủ có muốn hay không. Hành động này như một ngòi nổ, rất dễ dẫn đến các cuộc đụng độ vũ trang ở khu vực phi quân sự. Nếu Triều Tiên phản ứng bằng cách bắn hạ các vật thể này, đạn lạc rất có thể rơi vào lãnh thổ Hàn Quốc, buộc quân đội Hàn Quốc phải đáp trả. Chuỗi phản ứng này có thể leo thang nhanh chóng".

Đây không phải lần đầu quan hệ liên Triều rơi vào xoáy căng thẳng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc Triều Tiên coi Hàn Quốc là quốc gia thù địch đã xóa bỏ hoàn toàn hy vọng về một quá trình hòa giải và thống nhất 2 miền trong tương lai gần.

Nhìn lại căng thẳng liên Triều trong năm 2024

Trong gần 1 năm qua, quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên luôn ở tình trạng căng thẳng, với các động thái răn đe từ cả hai bên.

Về mặt quân sự, Triều Tiên tiến hành hàng loạt vụ thử vũ khí, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình mới, thể hiện các bước tiến trong lĩnh vực công nghệ quân sự, tăng cường khả năng răn đe.

Đáng chú ý, năm 2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc vụ Triều Tiên Kim Jong Un cũng nhiều lần kêu gọi tăng cường năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ngày 19/1: Triều Tiên thử hệ thống vũ khí hạt nhân dưới nước Haeil-5-23

Ngày 24, 25/1: Triều Tiên phóng tên lửa hành trình chiến lược mới "Pulhwasal-3-31"

Ngày 30/1: Triều Tiên phóng tên lửa hành trình chiến lược Hwasal-2

Ngày 30/3: Triều Tiên thử nghiệm động cơ tên lửa siêu vượt âm

Ngày 2/7: Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật mới Hwasongpho-11

Về phần mình, Hàn Quốc tiếp tục tăng cường tiềm lực quân sự. Hàn Quốc đã trở thành 1 trong 10 quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và có mục tiêu nằm trong nhóm 4 nước xuất khẩu vũ khí mạnh nhất.

Hàn Quốc cũng đã lập một trung tâm nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các công nghệ quân sự tiên tiến vào tháng 4 vừa qua.

(Theo VTV)

Các tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào thứ Ba (22/10) tại Kazan (Nga) bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS, đài truyền hình CCTV đưa tin.

Thủ lĩnh cấp cao Hashem Safieddine của lực lượng Hezbollah.

Israel cho biết, thủ lĩnh tiềm năng của lực lượng Hezbollah - Hashem Safieddine - đã thiệt mạng trong một vụ tấn công diễn ra hồi đầu tháng qua tại thủ đô Beirut của Lebanon.

Quân đội Triều Tiên.

Một đại diện của Triều Tiên tại Liên hợp quốc đã đưa ra bình luận nhằm phản ứng trước cáo buộc của phái viên Ukraine rằng Bình Nhưỡng có kế hoạch sớm gửi 11.000 quân chính quy để hỗ trợ Nga.

Biểu tượng Nhóm BRICS cùng quốc kỳ các nước thành viên và các nước được mời gia nhập nhóm. Ảnh: IRNA/TTXVN

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS lần thứ 16 khai mạc ngày 22/10 tại thành phố Kazan, thủ phủ của CH Tatarstan thuộc LB Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục