Myanmar tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp lần thứ 7

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/2/2025 | 7:21:17 AM

Chính quyền quân sự Myanmar ngày 31/1 đã tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp.

Binh sĩ Myanmar canh gác trên đường phố tại Naypyidaw
Binh sĩ Myanmar canh gác trên đường phố tại Naypyidaw

Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Myanmar (NDSC) đã gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp tại quốc gia này thêm 6 tháng nữa nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử mà họ cho biết sẽ được tổ chức trong năm nay, khi đất nước bước vào năm thứ 5 của cuộc khủng hoảng chính trị.

Tuy nhiên, NDSC không công bố thời gian chính xác tổ chức cuộc bỏ phiếu.

Chính quyền quân sự Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 1/2/2021, khi họ bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, và các quan chức cấp cao trong chính phủ của bà trong một cuộc đảo chính quân sự đã đảo ngược nhiều năm tiến triển hướng tới nền dân chủ, sau 5 thập kỷ quân đội cai trị trước đó.

Cuộc đảo chính đã làm bùng nổ một phong trào kháng chiến vũ trang, với các lực lượng dân quân thiểu số hùng mạnh và lực lượng phòng vệ nhân dân ủng hộ phe đối lập chính của Myanmar hiện đang kiểm soát phần lớn đất nước.

Chính quyền quân sự hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi nắm quyền và đang ở thế phòng thủ ở phần lớn đất nước. Tuy nhiên, họ vẫn có thể giữ được phần lớn miền trung Myanmar và các thành phố lớn bao gồm cả thủ đô Naypyidaw.

Ngày 31/1, Đài truyền hình nhà nước MRTV đưa tin, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Myanmar đã nhất trí gia hạn tình trạng khẩn cấp sau khi Thượng tướng Ming Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự, lập luận rằng cần thêm thời gian để khôi phục sự ổn định cho đất nước để tổ chức bầu cử quốc gia.

NDSC về danh nghĩa là một cơ quan hành chính theo hiến pháp, nhưng trên thực tế lại do quân đội kiểm soát.

Theo Hiến pháp năm 2008, quân đội có thể cai trị đất nước trong tình trạng khẩn cấp 1 năm, sau đó có thể gia hạn thêm 6 tháng trước khi tổ chức bầu cử. Tuy nhiên, lần gia hạn ngày hôm qua là lần thứ 7 ban hành lệnh tình trạng khẩn cấp.

Liên hợp quốc ước tính rằng hơn 3,5 triệu người đã phải di dời do xung đột và bất ổn chính trị trong suốt 4 năm qua tại Myanmar.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp cho phép quân đội đảm nhiệm mọi chức năng của chính phủ, trao cho Tướng Min Aung Hlaing các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp.

Quân đội ban đầu tuyên bố cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 8/2023, nhưng thường xuyên lùi ngày và gần đây tuyên bố rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào thời điểm nào đó trong năm 2025.

Theo Hiến pháp Myanmar, quân đội phải chuyển giao các chức năng của chính phủ cho Tổng thống ít nhất 6 tháng trước khi cuộc bầu cử được tổ chức.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua xác nhận sẽ áp thuế 25% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Canada và Mexico bắt đầu từ ngày 1/2.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva tuyên bố sẽ đáp trả Mỹ nếu bị áp thuế. Ảnh minh hoạ Reuters.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva mới đây tuyên bố rằng sẽ đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế với nước này.

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: AP)

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel lên tiếng chỉ trích đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu (CDU) của bà vì đã lợi dụng sự ủng hộ của đảng cực hữu alternative for Germany (AfD) để thúc đẩy chính sách cứng rắn về di cư.

Biểu diễn múa lân được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ.

Tết Âm lịch không chỉ được tổ chức ở các nước Đông Á, mà người dân nhiều nơi khác trên thế giới cũng đón mừng dịp lễ này với những hoạt động văn hóa đa dạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục