Nga phô trương sức mạnh tên lửa

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/2/2008 | 12:00:00 AM

Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa sẽ chĩa các vũ khí tên lửa vào Ukraine nếu Kiev gia nhập NATO và đồng ý tham gia lá chắn tên lửa của Mỹ đặt tại Đông Âu.

Tên lửa Topol M, niềm tự hào của Nga
Tên lửa Topol M, niềm tự hào của Nga

Ukraine vào tầm ngắm

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko tại Moscow hôm 12.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa khẳng định lập trường của nước này cho rằng Nga chính là mục tiêu thực sự của lá chắn tên lửa do Mỹ dựng lên tại Đông Âu chứ không phải Iran hoặc CHDCND Triều Tiên như Washington luôn đề cập đến. Mục đích thực sự của kế hoạch trên là nhằm "vô hiệu hóa sức mạnh lực lượng tên lửa hạt nhân của chúng tôi, khiến Nga phải có biện pháp trả đũa", Hãng AFP dẫn lời ông Putin. Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Ukraine theo bước Ba Lan và CH Czech tham gia lá chắn tên lửa của Mỹ, Tổng thống Putin đã trả lời đầy hàm ý rằng: "Thật là khủng khiếp khi nói đến, hoặc thậm chí nghĩ đến việc phải đáp trả hành động trên là Nga sẽ phải chuyển hướng các tên lửa hạt nhân vào lãnh thổ Ukraine". Đây là lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất của nhà lãnh đạo Nga từ trước đến nay đối với nỗ lực gia nhập liên minh quân sự phương Tây của nước láng giềng Ukraine. Thông điệp này cũng là lời cảnh báo cho các nước từng thuộc Hiệp ước Warsaw đã hoặc sẽ đồng ý tham gia kế hoạch tên lửa của Mỹ. Trước đó, ông Putin từng tuyên bố Nga sẽ chĩa tên lửa vào các địa điểm đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và điều động tên lửa hạt nhân tại khu vực Kaliningrad tại biển Baltic nếu Washington tiếp tục triển khai kế hoạch trên. Ông Putin cũng cho hay Nga sẽ phát triển các vũ khí công nghệ cao để chuẩn bị cho một cuộc chạy đua vũ trang có thể xảy ra trong tương lai.

Moscow sẵn sàng

Trong khi cực lực phản đối kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu, Nga đã có những hành động chuẩn bị cụ thể. Moscow tuyên bố rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường (CFE), vốn có hiệu lực vào năm 1992 nhằm hạn chế sự điều động quân đội và xe tăng gần khu vực biên giới nhạy cảm tại châu Âu. Hồi tuần rồi, John Chipman, đứng đầu Viện Quốc tế về nghiên cứu chiến lược, cảnh báo rằng "mục tiêu kế tiếp của Moscow là Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung được áp dụng vào năm 1987". Cả hai bước đi trên cho phép Nga xây dựng một thế hệ tên lửa tầm trung mới có khả năng đánh thẳng vào bất cứ điểm nào ở châu Âu, theo Báo Telegraph. Nga cũng đã phục hồi lực lượng tuần tra trên không tầm xa trên vùng trời Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương vào ngày 17.8.2007. Đây từng là điểm đặc trưng của thời Chiến tranh lạnh và giới chức Lầu Năm Góc đang xác định xem đó có phải là dấu hiệu cho thấy Moscow đang quay lại với "tư duy Chiến tranh lạnh" hay không.

Sức mạnh tên lửa Nga

Với vị thế của Nga hiện nay, không quốc gia nào dám coi thường sức mạnh quân sự, đặc biệt là hệ thống tên lửa hiện đại vô cùng đa dạng của Nga. Đầu tiên phải kể đến Kazoo KH-59, tên lửa hành trình chống tàu có tầm bắn 300 km, thiết kế đặc biệt để trang bị cho Su-30MKK. Tên lửa tầm ngắn kế tiếp là SS-N-26 Yakhont chống tàu có khả năng tàng hình khỏi radar địch và thích hợp khi bắn tại mọi địa hình. Yakhont được phóng với tốc độ vượt khỏi Mach 2. Kế đến là tên lửa 3M54E Klub, được trang bị cho tàu chiến hoặc tàu ngầm. Ngoài ra, các tên lửa tầm ngắn khác gồm S-300PMU, R-73, R-77, 3M82 Moskit, Zvezda KH-31...

Bên cạnh các tên lửa tầm ngắn được kể trên, theo website softwar.net, Nga còn sở hữu các loại tên lửa tầm xa vô cùng tối tân. Có thể kể đến là KH-55, tên lửa hành trình có tầm bắn trên 2.400 km và đầu đạn hạt nhân 200 kiloton. Mỗi chiếc "gấu" Tu-95 có thể mang đến 6 tên lửa KH-55, trong khi máy bay siêu thanh Tu-160 Blackjack có thể mang đến 12 quả. Kế đến là SS-X-27 Topol M, tầm bắn trên 14.400 km, mang đầu đạn hạt nhân 550 kiloton. Nga cũng đang nghiên cứu thiết kế đầu đạn hạt nhân mới cho Topol M, có gắn động cơ phản lực tĩnh siêu âm nhằm tăng khả năng tránh các tên lửa đánh chặn của Mỹ.

(Theo TNO)

Các tin khác
Hàng viện trợ nhân đạo được thả xuống Gaza.

Jordan phối hợp với Ai Cập và Đức thả 3 đợt hàng viện trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ dân thường ở Gaza đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng do xung đột.

Ông Lawrence Wong (thứ 2, trái) tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore ngày 15/5/2024.

Ông Lawrence Wong vừa chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore, đồng thời công bố cải tổ nội các nước này. Trong bối cảnh Đảo quốc Sư tử đối mặt thách thức như tỷ lệ sinh giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao, sự biến động của nền kinh tế thế giới, Chính phủ Thủ tướng Lawrence Wong được kỳ vọng sẽ chèo lái con thuyền Singapore tiếp tục vững bước trên con đường phát triển.

Cảnh sát được triển khai tại thủ phủ Noumea nhằm ngăn cuộc biểu tình bạo loạn phản đối dự luật điều chỉnh một số quy định đối với vùng lãnh thổ New Caledonia thuộc Pháp, ngày 14/5/2024.

Chính phủ Pháp ngày 15/5 ban bố tình trạng khẩn cấp ở quần đảo New Caledonia ở Thái Bình Dương do tình trạng bạo lực nghiêm trọng tại vùng lãnh thổ hải ngoại này.

149 người chết và hơn 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ở Nam Brazil.

Mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng ở Nam Brazil đã khiến ít nhất 149 người chết và hơn 2 triệu người bị ảnh hưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục