Trung Quốc có giải thưởng hòa bình riêng
- Cập nhật: Thứ năm, 9/12/2010 | 1:54:42 PM
Một tổ chức Trung Quốc ngày 7/12 thông báo vừa lập ra giải thưởng hòa bình đầu tiên của nước này. Dự kiến giải “Khổng Tử Hòa bình” sẽ được trao vào 8/12, theo thông cáo của tổ chức trên gửi cho các hãng thông tấn lớn.
AP dẫn thông cáo trên cho biết tổ chức này không thuộc chính quyền nhưng có liên hệ mật thiết với Bộ Văn hóa. Ban tổ chức không đưa ra chi tiết về giải thưởng, chỉ cho biết nó trị giá 15.000 USD và sẽ được trao cho cựu phó lãnh đạo Đài Loan Liên Chấn, hiện là Chủ tịch danh dự của Quốc dân đảng. Theo thông cáo trên, ông Liên vượt qua các ứng viên khác như người sáng lập Tập đoàn Microsoft Bill Gates và cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vì “xây dựng cầu nối hòa bình giữa Đài Loan và đại lục”. Năm 2005, ông Liên trở thành lãnh đạo đầu tiên của Quốc dân đảng đến thăm đại lục kể từ năm 1949 và nhiều lần gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, văn phòng của ông Liên phủ nhận tin ông đoạt giải và nói chưa hề nghe đến việc này, theo AFP.
Giải Khổng Tử Hòa bình được trao ngay trước khi lễ trao giải Nobel Hòa bình 2010 diễn ra tại Oslo, Na Uy vào ngày 10.12. Bắc Kinh đã cực lực phản đối khi giải năm nay thuộc về ông Lưu Hiểu Ba, người đang thụ án 11 năm tù giam vì tội kích động chống chính quyền. Theo BBC, ngoài Trung Quốc, 18 nước đã thông báo không đến dự lễ trao giải năm nay.
(Theo TNO)
Các tin khác
Hoả hoạn bùng lên sau vụ nổi loạn của các tù nhân đã nhanh chóng bao chùm nhà tù San Miguel ở thủ đô Santiago của Chile, làm ít nhất 83 người thiệt mạng và 19 người bị thương nặng.
Ủy ban Nobel Hòa bình của Na Uy cho biết Trung Quốc và 18 nước khác, đã thông báo sẽ không đến dự lễ trao giải vào hôm 10/12.
Hàn Quốc cho biết, sáng nay Triều Tiên đã bắn pháo vào vùng biển phía tây, khiến các thị trường tài chính Hàn Quốc chao đảo trong chốc lát. Nhưng các thị trường đã nhanh chóng phục hồi sau khi được tin đây chỉ là một cuộc tập trận quân sự.
Thái Lan đang tìm cách yêu cầu dẫn độ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra sau khi ông được mời đến Mỹ để cung cấp bằng chứng cho một ủy ban nhân quyền.