Nhật chuyển hướng chiến lược quốc phòng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/12/2010 | 9:42:08 AM

Nhật Bản đã quyết định tăng cường khả năng quốc phòng tại các đảo phía nam của mình từ nay đến năm 2020, nhằm đối phó với sự lớn mạnh quân sự của Trung Quốc được mô tả là “nguồn gốc gây lo ngại” cho châu Á và thế giới.

Tàu khu trục Kurama của Nhật tại vịnh Sagami, Yokohama. Chính sách quốc phòng mới của Nhật được thông báo hôm 17-12 đã chuyển trọng tâm quan ngại về phía nam.
Tàu khu trục Kurama của Nhật tại vịnh Sagami, Yokohama. Chính sách quốc phòng mới của Nhật được thông báo hôm 17-12 đã chuyển trọng tâm quan ngại về phía nam.

Sự thay đổi chiến lược đáng kể này là một bước ngoặt trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản vốn trước đó tập trung ở phía bắc trong cuộc Chiến tranh lạnh nhằm ứng phó với Liên Xô, sau này là Nga.

Reuters cho biết theo tài liệu “Đường lối cho chính sách quốc phòng 10 năm tới”, Nhật Bản sẽ tăng số tàu ngầm từ 16 lên 22 tàu, hiện đại hóa máy bay chiến đấu. Nước này cũng sẽ tăng cường các khả năng để đối phó với các tên lửa từ CHDCND Triều Tiên, bằng cách tăng cơ sở tên lửa chống tên lửa đất đối không từ ba hiện nay lên sáu và tăng cơ sở chống tên lửa trên biển đặt trên tàu khu trục Aegis từ bốn hiện nay lên sáu. Chính sách mới khẳng định liên minh Mỹ - Nhật là “không thể tách rời”.

Cùng lúc với chính sách quốc phòng mới, Nhật Bản cũng giảm 200/600 xe tăng, 200/600 khẩu pháo ở phía bắc, đồng thời triển khai lại các lực lượng hải lục không quân trên các đảo phía nam gần Okinawa - nơi 20.000 quân Mỹ đang trú đóng.

Chuyên gia phân tích an ninh Akira Kato, giáo sư tại Đại học Oberlin của Tokyo, nhận định: “Chính sách mới này cho thấy sự chuyển dịch rõ ràng của Nhật Bản nhằm đối đầu với sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc, hiện là mối đe dọa chính của Nhật Bản và đồng minh Mỹ”.

(Theo TTO)

Các tin khác

Interpol vừa xác nhận thông tin về nguy cơ tổ chức khủng bố al-Qaeda thực hiện các âm mưu tấn công Mỹ và các nước châu Âu.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bắt tay Thủ tướng Manmohan Singh trong chuyến thăm Ấn Độ hôm 16/12 vừa rồi.

2010 chứng kiến đà phục hồi ấn tượng của một số nền kinh tế, trong khi khủng hoảng vẫn chưa buông tha Mỹ và châu Âu. Mâu thuẫn lợi ích trong giao thương thời hậu khủng hoảng đang tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh tiền tệ cấp độ toàn cầu.

Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong.

Hàn Quốc sẽ tập trận bắn đạn pháo thật trên vùng biển tây nam đảo Yeonpyeong trong một ngày khoảng thời gian từ 18 đến 21-12, đại tá Lee Bung-woo, người phát ngôn Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS), thông báo hôm 16/12.

Triển vọng đồng euro phụ thuộc vào kết quả Hội nghị Thượng đỉnh EU.

Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa khai mạc vào 22 giờ ngày 16-12 (giờ Việt Nam) trong sự bất đồng về kế hoạch phát hành trái phiếu chung và "bơm" thêm tiền cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) trị giá 440 tỷ euro để đối phó với những mối lo ngại về nợ đang ngày một loang rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục