Tổng thống Tunisia bị lật đổ

  • Cập nhật: Chủ nhật, 16/1/2011 | 8:45:15 AM

Tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali phải rời bỏ đất nước lẫn quyền lực nắm giữ từ 23 năm qua trước làn sóng biểu tình, bạo động.

Áp lực của dân chúng đẩy ông Ben Ali ra khỏi chiếc ghế quyền lực.
Áp lực của dân chúng đẩy ông Ben Ali ra khỏi chiếc ghế quyền lực.

Sau gần một tháng khủng hoảng với hàng loạt cuộc biểu tình kết thúc trong bạo động khiến hàng chục người chết, khuya 14.1, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali phải tháo chạy khỏi Tunisia. Hôm qua, Tòa án Hiến pháp bổ nhiệm Chủ tịch nghị viện Fouad Mebazaa làm tổng thống lâm thời cho đến khi kỳ bầu cử mới dự tính được tổ chức trong vòng 60 ngày tới. Truyền thông thế giới gọi sự kiện này là Cách mạng Hoa nhài (Jasmine Revolution)
Tổng thống 23 năm
Ông Zine El Abidine Ben Ali sinh năm 1936 ở Hammam Sousse, Tunisia. Ông tốt nghiệp Trường Quân sự Saint-Cyr nổi tiếng của Pháp và vào đầu thập niên 1980, hoạt động trong ngành ngoại giao và tình báo. Từ năm 1985, ông giữ vị trí đứng đầu nhiều bộ quan trọng như an ninh, nội vụ trước khi trở thành thủ tướng năm 1987. Tháng 11.1987, ông lật đổ Tổng thống Habib Bourguiba và nắm quyền từ đó đến nay.

Hôm 15.1, hãng tin SPA dẫn thông cáo của chính quyền Ả Rập Xê Út xác nhận Tổng thống lưu vong Ben Ali cùng một số thành viên gia đình đang ở tại Jeddah, thành phố lớn thứ hai của nước này. Vợ ông là bà Leila Ben Ali đã đến Dubai từ cuối tháng 12.2010. Đến hôm qua, tình hình tại Tunisia vẫn rất căng thẳng khi cướp bóc và hôi của xảy ra ở nhiều nơi. Ít nhất 42 người thiệt mạng trong một vụ tù nhân nổi loạn, phóng hỏa nhà tù ở thành phố miền đông Monastir, theo AFP. Xe bọc thép được điều đến trước Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao và chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời áp đặt giới nghiêm từ 17 giờ đến 7 giờ hằng ngày. 

Bất ổn tại Tunisia bùng nổ từ sau vụ Mohamed Bouazizi, một thanh niên thất nghiệp, tự thiêu khi bị cảnh sát tịch thu hàng rau củ của mình hôm 17.12. Từ đó, bạo loạn không lúc nào ngớt, bất chấp các nỗ lực bình ổn của Tổng thống Ben Ali. 

 

 Ông Ben Ali và vợ .

Điều gì khiến đất nước được xem là phồn thịnh và có nền giáo dục chất lượng nhất khu vực Maghreb (gồm 3 quốc gia Bắc Phi: Ma-rốc, Algeria, Tunisia) rơi vào hỗn loạn? Bất chấp kinh tế tăng trưởng ấn tượng, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Tunisia vẫn rất cao. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2004, 37% sinh viên nước này không kiếm được việc làm sau 3 năm rưỡi tốt nghiệp.

Tờ Le Point dẫn lời chuyên gia về Tunisia Catherine Graciet cho biết tại nước này, chỉ những thanh niên “con ông cháu cha” mới dễ dàng tìm được việc làm. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ phải tính chuyện gia nhập đảng cầm quyền Tập hợp vì Hiến pháp và dân chủ (RCD) để hy vọng kiếm được việc. Hiện RCD có khoảng 1 triệu thành viên, tương đương 10% dân số Tunisia.

Việc Tổng thống Ben Ali tại vị hơn 23 năm và nền kinh tế Tunisia bị gia đình ông, đặc biệt là bà Leila, thao túng đã gây bất bình lớn trong dân chúng. Vụ Bouazizi chỉ là giọt nước tràn ly và hàng loạt cuộc biểu tình sau đó có sự tham gia của nhiều thành phần: sinh viên, bác sĩ, luật sư...

Giới quan sát đánh giá sự kiện ở Tunisia là sự cảnh báo cho chính quyền một số nước Ả Rập cũng đang có nhiều bất ổn xã hội như Ai Cập, Algeria, Jordan và Ma-rốc. “Lần đầu tiên tổng thống một nước Ả Rập bị lật đổ bởi người dân. Điều này có thể mang lại một thông điệp mạnh mẽ cho nhiều nước khác”, AFP dẫn lời chuyên gia Amr Hamzawy thuộc Viện Carnegie Trung Đông nhận định.

(Theo TNO)

Các tin khác
Hàng trăm nghìn người hành hương tới bang Kerala, Ấn Độ.

Ít nhất 100 người hành hương thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương trong cuộc chen lấn kinh hoàng tại vùng đông nam Ấn Độ tối 14/1.

Lũ lụt ở vùng Pollonaruwa, Sri Lanka.

Liên hợp quốc ngày 14/1 cho biết lũ lụt do mưa lớn kéo dài trong vài tuần qua tại Sri Lanka đã làm ít nhất 27 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người khác bị ảnh hưởng.

Lũ lụt và lở đất đã cướp đi sinh mạng của gần 500 người dân Brazil. Giới chức lo ngại, con số thương vong vẫn chưa dừng lại đó vì ở thời điểm hiện tại, vẫn có rất nhiều người mất tích.

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan sẽ tiến hành cải tổ nội các.

Ngày 14/1, Nội các Nhật Bản đã từ chức để chuẩn bị cho một cuộc cải tổ mà Thủ tướng Naoto Kan sẽ tiến hành ngay trong ngày nhằm thành lập “chính phủ mạnh nhất,” giúp ông thúc đẩy kế hoạch cải cách thuế và các chính sách tự do thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục