Tổng thống Ai Cập từ chức

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/2/2011 | 8:34:44 AM

Sau 29 năm lãnh đạo Ai Cập, Tổng thống Hosni Mubarak từ chức hôm qua do sức ép của cuộc biểu tình lớn nhất trong thời kỳ cầm quyền của ông.

Người biểu tình Ai Cập vui sướng sau khi nghe tin Tổng thống Hosni Mubarak từ chức hôm 11/2.
Người biểu tình Ai Cập vui sướng sau khi nghe tin Tổng thống Hosni Mubarak từ chức hôm 11/2.

Xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia vào buổi tối 11/2, Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman thông báo ông Mubarak trao quyền điều hành đất nước cho quân đội, BBC đưa tin.

"Trong hoàn cảnh nghiêm trọng mà Ai Cập đang trải qua, Tổng thống Hosni Mubarak quyết định quyết định rời bỏ chức vụ tổng thống. Ông ra lệnh cho Hội đồng Tối cao quân đội xử lý các vấn đề của đất nước", ông Suleiman nói.

Quyết định từ chức của ông Mubarak được đưa ra trong bối cảnh hàng trăm nghìn người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Cairo và nhiều nơi khác suốt 18 ngày qua.

Biển người khổng lồ tại quảng trường Tự do ở Cairo vỡ òa vì vui sướng sau khi nghe thông báo của Phó tổng thống Suleiman. Họ reo hò, vẫy cờ, bắn chỉ thiên và ôm chầm lấy nhau. Các tài xế bóp còi để hưởng ứng niềm vui của người biểu tình.

Các nguồn tin quân sự Ai Cập cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi là người đứng đầu Hội đồng Tối cao quân đội. Theo một số quan chức, ông Mubarak đã rời Cairo và hiện đang ở khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh bên bờ Biển Đỏ, nơi ông có một dinh thự.

Ông Mubarak trao bớt quyền lực cho Phó tổng thống Suleiman hôm 10/2 để xoa dịu những người biểu tình, nhưng vẫn không từ chức. Điều này khiến những người biểu tình phản đối chính phủ - với tâm trạng hân hoan chờ đón chiến thắng suốt đêm - phẫn nộ.

Trên quảng trường Tự do ở thủ đô Ai Cập, họ la hét, giơ cao những chiếc giày và đồng thanh thét lên "biến đi, biến đi". Vài trăm nghìn người tiếp tục xuống đường ở Cairo, biến 11/2 thành ngày có số lượng người tuần hành lớn nhất. Họ bao vây dinh tổng thống và đài truyền hình quốc gia.

Cuộc biểu tình chống chính phủ hiện nay bắt đầu từ hôm 25/1. Những người biểu tình một mực yêu cầu Tổng thống Mubarak từ chức. Tình trạng bạo lực kèm theo các cuộc xuống đường đã khiến 300 người thiệt mạng.

Ngày 29/1, chính phủ ra lệnh giới nghiêm nhưng lênh này bị người biểu tình bất chấp. Người biểu tình phản đối tổng thống; đòi chấm dứt lệnh tình trạng khẩn cấp vốn kéo dài hàng thập kỷ; đòi tăng lương tối thiểu và chấm dứt trình trạng giá thực phẩm tăng vọt.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) ngày 10/2 tuyên bố, nước này đã làm chủ được công nghệ tổng hợp hạt nhân.

Một thiếu niên mặc đồng phục học sinh đã đánh bom tự sát tại một trung tâm tuyển mộ tân binh ở thị trấn Mardan thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc Pakistan, hôm 10-2, khiến ít nhất 31 người thiệt mạng và 35 người khác bị thương này”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Thaini Thongphakdi ngày 10-2 cho biết nước này phản đối chuyến thăm theo đề xuất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) đến thị sát đền Preah Vihear vốn là trung tâm của cuộc tranh cãi biên giới với Campuchia.

Tổng thống Nga Medvedev trong chuyến thăm gây tranh cãi lên quần đảo Kuril hôm 1/11/2010.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua ra lệnh triển khai bổ sung vũ khí trên quần đảo Kuril ở Thái Bình Dương, nơi Nhật Bản cũng đang tuyên bố đòi chủ quyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục