Trung Quốc đàm phán xây đường sắt thay thế kênh đào Panama
- Cập nhật: Thứ ba, 15/2/2011 | 2:25:41 PM
Colombia cho biết nước này đang đàm phán với Trung Quốc nhằm xây dựng một tuyến đường sắt dài 220km nối bờ biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương của Colombia, thay thế kênh đào Panama.
Kênh đào Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
|
Tuyến vận tải được đề xuất nhằm thúc đẩy thương mại giữa châu Á và châu Mỹ Latinh.
Kế hoạch trên nhằm tạo ra một “kênh đào khô”, nơi cảng Buenaventura nằm bên bờ Thái Bình Dương sẽ được kết nối bằng đường sắt, qua Colombia, tới bờ biển Đại Tây Dương.
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đã công bố sáng kiến trên. Ông Santos cho hay dự án là “một đề xuất có thực… và cuộc đàm phán đang đạt được nhiều bước tiến”.
“Tôi không muốn tạo ra những kỳ vọng thái quá, nhưng đề xuất này có nghiều ý nghĩa”, ông Santos nói với tờ Financial Times.
Kênh đào Panama chiếm khoảng 5% thương mại thế giới, với 13.000-14.000 tàu thuyền đi qua đây mỗi năm.
Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2010, Tổng thống Santos đã tập trung vào cái mà ông gọi là “sự thịnh vượng dân chủ”.
Ông Santos hi vọng sự phát triển kinh tế sẽ giải quyết một số vấn đề căn nguyên của cuộc nội chiến kéo dài 46 năm giữa chính quyền và dân quân du kích nổi dậy tại Colombia, như nghèo đói và thiếu thời cơ, vốn đẩy người dân trở thành các phần tử nổi dậy hay lâm vào con đường buôn bán ma túy nhiều lợi nhuận.
Thương mại giữa Colombia và Trung Quốc đã tăng lên từ 10 triệu USD năm 1980 lên tức trên 5 tỷ USD hồi năm ngoái, khiến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Colombia sau Mỹ.
“Colombia có một vị trí chiến lược rất quan trọng và chúng tôi xem nước này là một cảng để tới phần còn lại của châu Mỹ Latinh”, Gao Zhengyue, Đại sứ Trung Quốc tại Colombia, khẳng định.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Hai máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Hoàng gia Thái Lan hôm 14/2 đã va vào nhau trên không, trong cuộc tập trân quân sự chung Mỹ-Thái ở đông bắc Thái Lan, nhưng 2 phi công đã may mắn thoát chết.
Trung Quốc lại vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau khi GDP của Nhật Bản sụt giảm 1,1% trong quý 4-2010, theo Xinhua.
Không khí ngày lễ tình yêu Valentine tưng bừng, nhộn nhịp, trên khắp các con phố từ Trung Quốc, Nhật Bản, cho tới New York, Mexico.