Nhật: Dùng trực thăng phun nước biển xuống lò phản ứng hạt nhân

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/3/2011 | 2:11:57 PM

Bắt đầu từ lúc 9 giờ 48 phút sáng17.3, máy bay trực thăng Nhật đã phun nước biển xuống lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi nhằm cố gắng ngăn chặn sự tan chảy hoàn toàn tại đây.

Hàng loạt vụ cháy, nổ đã xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Hàng loạt vụ cháy, nổ đã xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Chiếc CH-47 Chinook đã phun ít nhất 4 đợt nước biển xuống lò phản ứng số 3. Mục đích là để làm hạ nhiệt độ tại lò phản ứng cũng như đổ đầy nước vào một hồ chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, theo như lời của phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nhật Kazumi Toyama.

Trước đó, hãng tin AP dẫn lời lãnh đạo Công ty điện lực Nhật, vốn vận hành nhà máy kể trên, cho biết hồ chứa gần như là hết nước, khiến các thanh nhiên liệu này trở nên quá nóng.

Trong một diễn biến khác, AP dẫn lời Chủ tịch Gregory Jaczko của Ủy ban điều chỉnh hạt nhân Mỹ nhận định rằng nước Nhật đang đứng trước nguy cơ bị thêm một đợt rò rỉ chất phóng xạ mới từ nhà máy Fukushima. Đánh giá được dựa trên tình hình tại hồ chứa thanh nhiên liệu đã sử dụng ở lò phản ứng số 4. Hồ này đã cạn nước hoàn toàn.

Trước đó, Hikaru Kuroda, một lãnh đạo tại Công ty điện lực Tokyo cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự: “Chúng tôi lo ngại rằng mực nước tại lò phản ứng số 4 đang ở mức thấp nhất. Bởi vì chúng tôi không thể tiếp cận nó, cách duy nhất là theo dõi tình hình từ xa”.

Được biết trong ngày 16/3, tất cả các nhân viên xử lý tình huống khẩn cấp tại Fukushima đã phải rút đi trong một thời gian do phóng xạ tăng cao. Điều này khiến cho cuộc chạy đua với thời gian để cố gắng ngăn chặn thảm họa hạt nhân, vốn rất đang gấp rút, đã bị chậm lại.

Nhóm các nhân viên kể trên đã trở lại làm việc sau đó. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị tại nhà máy đều trong tình trạng không vận hành được, khiến cho công việc của họ càng khó khăn. Họ gồm khoảng 50 người đã tình nguyện bám trụ tại Fukushima dù đối mặt với nguy cơ nhiễm xạ ở mức độ cao.

 
Kiểm tra mức độ nhiễm xạ cho cư dân ở Fukushima - Ảnh: AFP

Trong lúc tình hình đang rất khó khăn, giới chức Nhật đã phát đi một thông điệp rất lạc quan vào sáng sớm 17.3: hi vọng về việc khôi phục lại được một đường dây điện ở Fukushima đã cận kề. Nếu điều này xảy ra, hệ thống làm mát tại các lò phản ứng có thể sẽ hoạt động trở lại, chí ít giúp ngăn tan chảy hoàn toàn ở 3 lò phản ứng - yếu tố quan trọng có thể giúp Nhật thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử khai thác điện hạt nhân ở nước này.

Phát ngôn viên của Công ty điện lực Tokyo, Naoki Tsunoda nói rằng việc khôi phục đường dây điện đã hầu như hoàn tất nhưng không đưa ra thời điểm cụ thể.

Các diễn biến trên xảy ra sau vụ động đất và sóng thần khủng khiếp hồi tuần trước, dẫn đến mất điện và làm hỏng các thiết bị làm mát tại nhà máy Fukushima, đưa nước Nhật vào cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ giữa lúc đã phải gồng mình lo khắc phục hậu quả của trận thiên tai lịch sử, vốn có thể đã giết chết hơn 10.000 người.

(Theo TNO)

Các tin khác

20 nước trong EU đề nghị giúp Nhật Bản trong các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, hỗ trợ y tế và nhân đạo. Peru để quốc tang cho các nạn nhân…

Một trận động đất mạnh 6,5 richter đa làm rung chuyển quốc đảo Vanuatu nằm trên Thái Bình Dương vào ngày 17/3, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay song không đưa ra cảnh báo sóng thần trên diện rộng. Động đất dồn dập trên thế giới

Theo Tân Hoa Xã ngày 16-3, Chính phủ Trung Quốc đã đình chỉ phê duyệt các dự án điện hạt nhân nằm trong kế hoạch xây dựng, đồng thời tiến hành kiểm tra mức độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân hiện có tại nước này.

Trận động đất tại vùng biển đông bắc Nhật Bản xảy ra hôm 11/3 vừa qua.

Cư dân Trung Quốc đã không khỏi sửng sốt khi phát hiện ra “sự trùng hợp ngẫu nhiên” giữa trận động đất tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008 và trận động đất lịch sử mới xảy ra tại Nhật Bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục