Thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản: Người Nhật tiếp tục hy vọng

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/3/2011 | 7:52:09 AM

Ngày 20-3, một trận động đất cường độ 5,2 độ richter đã xảy ra tại vùng bờ biển phía Đông - Bắc đảo Honsu của Nhật Bản.

Theo Cơ quan Địa chất Mỹ, đây là dư chấn thứ 12 trong ngày 20-3 với tâm chấn ở độ sâu 27,3km tại khu vực cách thủ đô Tokyo 119km. Hiện chưa có tin tức về thương vong và thiệt hại.

  • Đậu tằm nhập từ Nhật Bản bị nhiễm xạ

Hơn một tuần sau khi thảm họa kép tấn công Đông - Bắc Nhật Bản khiến hàng trăm ngàn người bỗng chốc lâm cảnh vô gia cư, những ngôi nhà tạm bắt đầu được dựng lên. Công ty Xây dựng Daiwa House đã cắm được những cọc gỗ đầu tiên ở sân sau Trường Trung học Daiichi (thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate) và đang gấp rút để hoàn thành công trình nhà tạm gồm 200 căn vào cuối tháng này hoặc muộn nhất là sang đầu tháng 4.

Nhân viên của Sở Cứu hỏa Tokyo triển khai lực lượng đến cứu hộ tại thành phố Miyagi. Ảnh: AFP


Các chỉ số bức xạ ở Việt Nam vẫn bình thường

Hôm qua, kết quả đo kiểm liều suất phóng xạ của các trạm quan trắc thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam khẳng định, chưa có mức tăng bức xạ bất thường trong ngày 20-3 so với giá trị từ ngày 17 đến 19-3 trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Từ các số liệu của mạng quan trắc của các trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường trong nước ngày 20-3, việc phát tán phóng xạ không ghi nhận được ở Việt Nam.

Được biết, trong 2 ngày vừa qua, một số lưu học sinh và công dân Việt Nam vừa từ Nhật Bản trở về đã được Cục An toàn bức xạ hạt nhân tiến hành kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ. Kết quả cho thấy những người này đều không bị nhiễm phóng xạ và an toàn với cuộc sống bình thường.

Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng ngày, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yukio Edano tuyên bố, căn cứ vào hiện trạng nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1, nhà máy này sẽ không thể được khôi phục và tiếp tục đưa vào hoạt động. Ông cũng cho biết, chính phủ nước này sẽ quyết định trong ngày 21-3 về việc có nên hạn chế sử dụng và vận chuyển các loại thực phẩm từ khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 hay không.

Ông đưa ra tuyên bố trên sau khi tiếp tục phát hiện nồng độ phóng xạ cao trên các mẫu xét nghiệm sữa và rau chân vịt tại khu vực gần nhà máy này. Chất i-ốt phóng xạ đã được phát hiện trong nước sinh hoạt ở Tokyo cũng như tại các tỉnh Saitama, Chiba, Ibaraki và Yamagata. Tuy nhiên, Bộ Khoa học và Giáo dục đã tiến hành phân tích nước và kết luận rằng nồng độ phóng xạ trong nước thấp hơn hàng trăm lần so với mức nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

NHK World đưa tin, trong buổi họp báo ngày 20-3, đại diện Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 cho biết, họ đang chuẩn bị thải khí có chứa chất phóng xạ ra khỏi lò phản ứng số 3 để giảm áp lực cho lò phản ứng này. Trước tiên, các kỹ sư sẽ cố gắng sẽ mở lỗ thông khí qua một bể nén để giảm lượng chất phóng xạ thải ra ngoài môi trường. Nếu áp lực trong lò không giảm thì họ sẽ cho thải khí mang chất phóng xạ trực tiếp ra ngoài.

Trong buổi họp báo ngày 20-3, đại diện Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 cho biết, áp lực trong lò phản ứng số 3 đã dần ổn định và họ không cần sử dụng phương án thải khí có chứa chất phóng xạ được đề xuất trước đó.

Theo AFP, các nhà chức trách lãnh thổ  Đài Loan (Trung Quốc) ngày 20-3 xác nhận 14 kg đậu tằm nhập từ tỉnh Kagoshima, Tây - Nam Nhật Bản đã bị nhiễm xạ. Đây là trường hợp đầu tiên phát hiện thực phẩm bị nhiễm phóng xạ ngoài lãnh thổ Nhật Bản kể từ khi thảm họa kép xảy ra tại quốc gia châu Á trên.

  • TEPCO và những ngày trước thảm họa

Theo AFP, ngày 28-2, hơn 10 ngày trước khi xảy ra thảm họa, nhóm điều hành nhà máy Fukushima-1 đã gửi báo cáo lên Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân Nhật Bản (NISA) để nhận sai sót trong việc đưa ra hồ sơ không trung thực về quá trình sửa chữa và giám sát ở nhà máy này. Điều đó đã khiến dư luận đặt thêm nhiều câu hỏi đối với Tập đoàn TEPCO từng có những sai sót nghiêm trọng trong báo cáo đối với nhiều vụ việc trong quá khứ cũng như sự quản lý của Chính phủ Nhật Bản đối với ngành công nghiệp trọng yếu của quốc gia.

Trong báo cáo gần đây của mình, TEPCO cho biết họ đã không kiểm tra được hoạt động của 33 thiết bị nhỏ trong 6 lò phản ứng của nhà máy. Một tấm bảng năng lượng để cung cấp điện cho van điều khiển nhiệt của các lò phản ứng đã không được kiểm tra trong suốt 11 năm qua, nhưng những giám sát viên đã làm giả hồ sơ, báo cáo dối rằng họ đã xem xét rất kỹ lưỡng và mọi thứ vẫn vận hành bình thường.

Ngoài ra, trong báo cáo thừa nhận sai sót của mình, TEPCO cũng đã cho biết, việc giám sát hoạt động của Nhà máy Fukushima-1 đã bỏ qua quá trình kiểm tra các thiết bị liên quan đến hệ thống làm mát, bao gồm động cơ máy bơm nước và máy phát điện diesel. Sau khi nhận được báo cáo, NISA đã đưa ra thời hạn đến ngày 2-6 để Tập đoàn TEPCO khắc phục những sai sót. 

(Theo SGGP)

Các tin khác
Cảnh tranh mua, cướp kho muối ở Ninh Ba.

“Động đất ở Nhật Bản, hỗn loạn ở Trung Quốc!”, “Động đất, người Nhật không loạn, người Trung Quốc loạn!”… Đó là những hàng tít lớn trên nhiều tờ báo Trung Quốc ra mấy hôm nay.

Đài truyền hình Libya sáng nay (20/3) đưa tin đã có ít nhất 48 người thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương trong cuộc tổng không kích của Mỹ và các nước châu Âu nhằm vào lực lượng trung thành và hệ thống phòng không của Tổng thống Libya Gaddafi.

Tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình, máy bay Pháp nhả đạn phá huỷ các xe bọc thép của đội quân trung thành với tổng thống Libya Moammar Gadhafi; những tiếng nổ và lửa khói bốc lên ở thủ đo Tripoli, khi liên quân cùng tập kích để áp đặt lệnh cấm bay đối với Libya.

Núi Karangetang

Indonesia ngày 18/3 đã phát lệnh cảnh báo cao nhất sau khi núi Karangetang trên đảo Sulawesi phun trào dung nham và những đám mây khói bụi khắp khu vực có bán kính rộng tới gần 4km, tính từ sườn núi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục