Ông Gaddafi dọa đánh trả châu Âu
- Cập nhật: Thứ bảy, 2/7/2011 | 8:49:42 AM
Trong một đoạn audio được phát trên truyền hình Nhà nước Libya ngày 1-7, nhà lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi đe dọa sẽ đánh trả châu Âu. Phát biểu cứng rắn trên được đưa ra khi ông Gaddafi tham dự cuộc tập hợp của những người ủng hộ chính quyền ở Thủ đô Tripoli.
Nhà lãnh đạo Libya Gaddafi.
|
“ Các bạn (châu Âu) đã sai lầm, dính líu vào một cuộc chiến mà các bạn chẳng biết mình đang phải đối mặt với điều gì” - ông Gaddafi nói.
Nhà lãnh đạo Libya tuyên bố: "Người dân của chúng tôi một ngày nào đó có thể rời cuộc chiến tới Địa Trung Hải và tới châu Âu”.
Ông Gaddafi cũng thề trà thù những cuộc ném bom của NATO nhằm vào Libya. Nhà lãnh đạo Libya cho rằng, quân đội nước này sẽ giống “những con châu chấu và con ong” ở châu Âu.
Ông Gaddafiđe dọa, những ngôi nhà và văn phòng ở châu Âu có thể trở thành những mục tiêu trong tương lai.
Tại Washington, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói rằng, Mỹ hết sức chú ý về những lời phát biểu của ông Gadhafi.
“Đây là một cá nhân có khả năng tiến hành các mối đe dọa tương tự. Điều đó khiến ông ta (Gaddafi) trở nên hết sức nguy hiểm. Nhưng ông ta cũng là người hay đưa ra lời lẽ đao to búa lớn”- người phát ngôn Toner nói.
Theo ông Toner, Mỹ sẽ tiếp tục hậu thuẫn NATO tăng áp lực buộc Gaddafi từ chức.
Hôm qua, 1-7, lực lượng nổi dậy ở Libya tuyên bố sẵn sàng kết thúc cuộc xung đột với ông Gaddafi thông qua biện pháp quân sự, song cũng khẳng định sẽ ngừng các hành động chống đối nếu nhà lãnh đạo lâu năm này từ bỏ quyền lực.
(Theo TPO)
Các tin khác
Ba Lan sắp tiếp nhận chức chủ tịch luân phiên của EU lần đầu tiên kể từ khi nước này gia nhập khối vào năm 2004.
Cầu vượt biển dài nhất thế giới, với chiều dài 36,48km, bắc qua vịnh Giao Châu của thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã được khánh thành ngày 30/6.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết sách giáo khoa bằng giấy có thể sẽ biến mất khỏi các trường tiểu học và trung học ở Hàn Quốc vào trước năm 2015 khi học sinh học các môn tiếng Anh, toán và các môn khác qua máy tính và các thiết bị số khác.
NATO buộc phải xem xét lại chiến dịch quân sự ở Libya sau khi Pháp thừa nhận đã trang bị vũ khí cho quân nổi dậy, được cho là vi phạm nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc vốn chỉ cho phép bảo vệ dân thường.