Nepal đo lại “nóc nhà thế giới”

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/7/2011 | 8:19:44 AM

Nepal đã yêu cầu tiến hành một cuộc khảo sát mới về đỉnh Everest, nơi được mệnh danh là “nóc nhà thế giới”, để chấm dứt những tranh cãi về chiều cao chính xác của đỉnh núi cao nhất hành tinh này.

Đỉnh Everest là đỉnh núi cao nhất trên trái đất khi so với mực nước biển, cao 8.848m.
Đỉnh Everest là đỉnh núi cao nhất trên trái đất khi so với mực nước biển, cao 8.848m.

Chiều cao tổng thể chính thức của đỉnh Everest, nằm trên lãnh thổ Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc), được xác định là 8.848m. Nhưng Trung Quốc và Nepal từ lâu đã không nhất quán về chiều cao của đỉnh núi.

Trung Quốc cho rằng chiều cao của Everest nên được xác định bằng chiều cao của phần núi đá. Phía Nepal lại nói chiều cao Everest nên bao gồm cả tuyết trên đỉnh núi, vốn cao 4m.

Đường lên đỉnh Everest là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng của Trung Quốc. Năm ngoái, hai bên đã thống nhất rằng đỉnh Everest cao 8.848m

Nhưng phát ngôn viên chính phủ Nepal Gopal Giri cho hay, trong các cuộc đàm phán biên giới giữa hai nước, các quan chức Trung quốc thường sử dụng chiều cao của núi đá.

“Chúng tôi đã bắt đầu đo lại để xóa bỏ sự nhầm lẫn này. Ngày nay chúng tôi có công nghệ và nguồn lực, chúng tôi có thể tự đo được chiều cao của Everest”, ông Giri nói.

“Đây sẽ là lần đầu tiên chính phủ Nepal đo chiều cao của đỉnh núi”, phát ngôn viên cho biết thêm.

Theo ông Giri, các trạm đo đạc sẽ được thiết lập tại 3 địa điểm khác nhau, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, và nhiệm vụ đo chiều cao đỉnh núi dự kiến mất khoảng 2 năm.

Hàng nghìn người đã trèo lên đỉnh Everest sau khi hai nhà leo núi Sherpa Tenzing Norgay và Edmund Hillary chinh phục nó lần đầu tiên năm 1953. Nhưng chiều cao chính xác của nó vẫn trở thành chủ đề tranh cãi kể từ khi việc đo đạc lần đầu tiên diễn ra năm 1856.

Độ cao 8.848m, vốn được công nhận rộng rãi, được đo lần đầu tiên bởi một nghiên cứu của Ấn Độ năm 1955.

Nhưng các nhà địa chất học cho rằng số đo trên có thể không chính xác. Họ nói đỉnh Everest ngày càng cao hơn khi Ấn Độ đang dần bị đẩy xuống thấp hơn so với Trung Quốc và Nepal do các khối lục địa bị dịch chuyển.

Vào tháng 5/1999, một nhóm của Mỹ đã sử dụng công nghệ GPS để xác định rằng chiều cao của Everest là 8.850m - một con số được Hội địa lý quốc gia Mỹ sử dụng ngày nay, mặc dù không được Nepal chính thức công nhận.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Trong một cuộc phỏng vấn trên Kênh truyền hình tiếng Arập Al-Arabiya phát ngày 20-7, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẵn sàng tiến hành lập tức các cuộc hòa đàm với người Palestine ở Jerusalem hay thậm chí tại Ramallah.

Bản đồ khu vực xảy ra trận động đất 6,2 độ Richter ở Trung Á.

Một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra vào sáng sớm 20/7 tại Trung Á làm ít nhất 14 người chết, gây nên cảnh hoảng loạn ở khắp nơi.

Bà Hina Rabbani Khar trong một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh William Hague ở Islamabad - Ảnh: Reuters.

Pakistan đã bổ nhiệm nữ Ngoại trưởng đầu tiên và trẻ nhất trong hôm 19.7, chỉ vài tuần trước cuộc đàm phán quan trọng với Ấn Độ, theo Reuters.

Số liệu của Tạp chí Fortune công bố mới đây cho thấy, Mỹ đã không còn hấp dẫn các tập đoàn như trước nữa. Mặc dù Mỹ vẫn sở hữu nhiều công ty nằm trong danh sách Fortune Global 500 (133 công ty), nhiều hơn bất kỳ nước nào khác, nhưng con số này đã giảm đáng kể từ năm 2005 với 176 công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục