Mỹ đề nghị LHQ bỏ lệnh phong tỏa tài sản Libya

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/8/2011 | 1:57:24 PM

Theo các quan chức Mỹ, số tiền 1,5 tỷ USD mà Liên Hợp Quốc đang phong tỏa sẽ để dành cho các hoạt động nhân đạo tại nước này

Thường dân Libya đang phải chịu khủng hoảng nhân đạo bởi cuộc chiến (Ảnh: AFP).
Thường dân Libya đang phải chịu khủng hoảng nhân đạo bởi cuộc chiến (Ảnh: AFP).

Ngày 24/8, các quan chức ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ sẽ gửi một dự thảo tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để yêu cầu cơ quan này dỡ bỏ lệnh phong tỏa tài sản trị giá 1,5 tỷ USD của Libya.

Theo giới chức ngoại giao Mỹ, đề xuất này là nhằm phục vụ nhu cầu nhân đạo bởi vì Mỹ muốn chuyển trực tiếp một phần số tiền đó  tới chính quyền của lực lượng đối lập tại Libya, chứ không phải tới các cơ quan nhân đạo của Liên Hợp Quốc và các cơ quan nhân đạo khác. Hiện một số nước không nhất trí với đề xuất này.

Một nhà ngoại giao của Mỹ đề nghị được giấu tên cho biết ông không hy vọng sẽ có một cuộc bỏ phiếu cho dự thảo này. Ông cho biết thêm rằng số tiền này là cần thiết để mua chất đốt và các nhu cầu thực phẩm khác, và sẽ không được sử dụng cho các hoạt động quân sự.

Trước đó, Người phát ngôn Chính phủ Mỹ Earnest khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama đang làm việc để  chuyển khoản tiền 1,5 tỷ USD của Libya bị phong tỏa để cung cấp cho các hoạt động nhân đạo và giúp đỡ Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (TNC), chính quyền của lực lượng đối lập tại Libya.

Cũng liên quan tới tình hình Libya, hai quốc gia đông dân nhất châu Phi là Ethiopia và Nigieria hôm 24/8 thông báo công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp của Libya, lực đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ Libya trong đó thủ đô Tripoli là chính quyền hợp pháp của nước này.

Phát biểu với báo giới tại Ethiopia, Ngoại trưởng nước này Hailemariam Desalegn và người đồng cấp Nigeiria Oubeng Ashiru cho biết, hai nước đã quyết định cùng công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp là chính quyền lâm thời hợp pháp ở Libya.

Trong thông cáo báo chí chung, hai ngoại trưởng cũng kêu gọi tất cả những quốc gia yêu chuộng hòa bình nói chung và đặc biệt là Liên minh châu Phi đóng góp cho hòa bình và ổn định ở Libya thông qua việc công nhận quyền hành và tính hợp pháp của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp của Libya.

(Theo VOV)

 

Các tin khác
Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong bữa tiệc ở Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 6.

Bà Angela Merkel vừa được tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới nhờ vai trò lãnh đạo của bà trong nền kinh tế Liên minh châu Âu.

Ý tưởng tàu sân bay hạng nặng trong tương lai của Trung Quốc. (Nguồn: Internet).

Trong báo cáo thường niên đánh giá tình hình phát triển an ninh quốc phòng của Trung Quốc trình Quốc hội Mỹ ngày 24/8, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bắc Kinh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng được lực lượng quân đội hiện đại và chú trọng nâng cao tiềm lực hải quân, phát triển các loại vũ khí công nghệ cao có khả năng vươn tới các mục tiêu trên Thái Bình Dương và xa hơn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một bức ảnh chụp năm 1954.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xây dựng sự nghiệp bằng ý chí không bao giờ chùn bước, ngay cả khi đương đầu với những điều dường như không thể vượt qua. Giờ đây, nhiều thập kỷ sau khi đánh đuổi Pháp và Mỹ, ông đang đón mừng một sự kiện quan trọng khác.

Hệ thống tên lửa S-300. (Ảnh: Internet).

Ngày 24/8, Đại sứ Iran tại thủ đô Mátxcơva, ông Mahmoud Reza Sajjadi cho biết Iran đã đệ đơn kiện Nga ra Tòa án Quốc tế về việc Mátxcơva từ chối chuyển giao cho Tehran hệ thống tên lửa S-300.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục