Mỹ giải ngân 37 tỉ USD của Libya

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/10/2011 | 2:38:49 PM

CNN cho biết ngay trước khi ông Gaddafi bị bắn chết, Bộ Tài chính Mỹ đã bắt đầu giải ngân số tài sản 37 tỉ USD của Libya bị đóng băng tại các ngân hàng Mỹ.

Tổng thống Obama phát biểu trước cái chết của ông Gaddafi tại Nhà Trắng ngày 20-10 - Ảnh: Reuters.
Tổng thống Obama phát biểu trước cái chết của ông Gaddafi tại Nhà Trắng ngày 20-10 - Ảnh: Reuters.

Số tiền này sẽ được chuyển giao toàn bộ cho chính phủ lâm thời ở Libya để bắt đầu việc xây dựng đất nước hậu chiến.

Hồi tháng 9, Liên Hiệp Quốc đã bật đèn xanh cho số tài sản 1,5 tỉ USD bị Mỹ phong tỏa được trả lại Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) vì các công tác nhân đạo, đến nay đã phân phối được 700 triệu USD.

Thế giới nói về cái chết của Gaddafi

Phát biểu tại nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Gaddafi chết đánh dấu sự kết thúc của "một chương dài đau đớn" với người dân Libya. "Bây giờ người dân Libya đã có cơ hội để tự quyết định vận mệnh của mình trong một nền dân chủ mới của Libya. Sự cai trị của một bàn tay sắt đã đến hồi kết thúc".

Cái chết của ông Gaddafi đã khiến ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mitt Romney, đang trong chiến dịch tranh cử tại bang Iowa, khen ngợi ông Obama.

Thủ tướng Anh David Cameron kêu gọi tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng dưới chính quyền Gaddafi, bao gồm cả những người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom năm 1988 tại máy bay Pan Am ở thị trấn Lockerbie ở Scotland.

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe hoan nghênh "42 năm độc tại ở Libya đã kết thúc" và nước Pháp "tự hào" vì đã giúp đỡ mang lại nền tự do cho đất nước này, ngụ ý nhắc đến vai trò tiên phong của Pháp trong sứ mệnh không khích của NATO tại Libya. "Đây là một sự kiện lịch sử, là một bắt đầu của giai đoạn mới của tự do, dân chủ và tái thiết đất nước".

Nhà Trắng sau đó cho biết Tổng thống Obama đã có cuộc hội ý với qua video với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron để bàn về tình hình tại Libya và khủng hoảng tài chính ở châu Âu.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói các quan chức lãnh đạo, đại diện các bộ tộc, vùng miền ở Libya cần đạt được thỏa thuận cuối cùng về cấu trúc quyền lực và tiến đến xây dựng nhà nước dân chủ hiện đại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du mặc dù không đề cập trực tiếp đến cái chết của ông Gaddafi do quan điểm trung lập của mình, thông báo rằng: "Chúng tôi đã xem xét các báo cáo liên quan. Tình hình hiện tại đánh dấu một lịch sử sang trang của Libya" và kêu gọi nước này sớm công bố quá trình chuyển đổi chính trị và tái thiết kinh tế, đoàn kết dân tộc và phục hồi sự ổn định.

Tại thành phố Rome ở Ý, đất nước từng cai trị Libya, Thủ tướng Silvio Berlusconi nói: "Chiến tranh bây giờ đã kết thúc".

Tại Bỉ, Chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy nói cái chết của ông Gaddafi "đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên chuyên quyền". Chủ tịch Nghị viện châu Âu Jerzy Buzek bày tỏ sự "hạnh phúc" khi sẽ đến thăm Libya vào tuần tới.

Đất nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU Ba Lan cảnh báo số phận của ông Gaddafi nên "được xem như là màn cảnh báo cho các nhà độc tài khác trong khu vực và trên thế giới". Ngoại trưởng Ba Lan nói chính quyền Warsaw muốn ông Gaddagi bị xét xử trước một tòa án ở Libya hơn là bị giết chết.

Trong khi đó, phản ứng trước thông tin về cái chết của ông Gaddafi, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bày tỏ sự tiếc thương về sự ra đi của một người "chiến sĩ đấu tranh" và giờ đây đã trở thành "liệt sĩ".

Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu kêu gọi hòa hợp dân tộc

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon nói cái chết của ông Gaddafi thúc đẩy "một quá trình chuyển tiếp lịch sử" cho Libya. "Con đường đang mở ra trước mắt và người dân Libya sẽ gặp khó khăn cùng vô vàn thách thức. Bây giờ là thời khắc để toàn thể người dân nước này đoàn kết. Chiến binh từ mọi phía nên buông vũ khí mà hãy cùng nhau tiến tới xây dựng và hàn gắn trong hòa bình" - ông Ban Ki Moon phát biểu từ New York.

Đồng quan điểm với ông Ban Ki Moon, cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của EU Catherine Ashton kêu gọi những lãnh đạo mới hãy xây dựng một tương lai dân chủ tôn trọng đầy đủ nhân quyền: "Chắc chắn những tội ác trong quá khứ phải được xét xử và người lãnh đạo phải tìm kiếm con đường hòa giải dân tộc". . EU khẳng định sẽ vẫn là một đối tác đáng tin cậy với Libya.

Nhiều vấn đề ở Libya vẫn không được giải quyết sau khi ông Gaddafi ra đi

Ngày 20-10, giám đốc Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS) Pascal Boniface cho rằng cái chết của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến ở Libi và đưa NTC lên cầm quyền, song về cơ bản toàn bộ những vấn đề đặt ra do cuộc can thiệp quân sự của NATO vào quốc gia Bắc Phi này "vẫn không được giải quyết".

Trả lời phỏng vấn tạp chí Affaires Stratégiques, ông Boniface đánh giá các vấn đề như tính thống nhất của NTC, tương lai của thể chế này, mối quan hệ giữa NTC với tiến trình chuyển tiếp dân chủ vẫn là "vấn đề thời sự". Trước và sau cái chết của ông M. Gaddafi, "mọi niềm hi vọng và mọi câu hỏi vẫn không thay đổi".

Theo giáo sư Boniface, ông Gaddafi có thể là chất kết dính giúp tăng cường sự thống nhất của phe chống đối nhưng chất kết dính đó nay không còn nữa, còn vấn đề tương lai chính trị của Libya thực tế "không thay đổi" sau cái chết của ông Gaddafi.

Tuy nhiên, cái chết của ông M. Gaddafi có thể là một lợi thế vì tránh được một phiên tòa công khai luôn gây ra vấn đề và cũng có thể được ông ta lợi dụng làm diễn đàn để lên án các đồng minh phương Tây cũng như những người dưới quyền cũ.

Cái chết của ông Gaddafi đồng thời cũng giúp ông trở thành người bất tử dù chỉ đối với một phần nhỏ dân chúng Libya. Ông Boniface cho rằng giữa hai cái bất lợi. Thứ nhất là một phiên tòa công khai với những rủi ro của nó và thứ hai là giết chết ông Gaddafi đồng thời không cho ông ta có cơ hội để nói, người ta có thể nghĩ rằng cái bất lợi thứ hai đã được lựa chọn vì có nhiều lợi thế hơn cho dù không phải hoàn toàn không có cái bất tiện.

(Theo TPO)

Các tin khác
Một tấm ảnh ông Gaddafi bị đốt cháy ở Sirte (Nguồn: Reuters).

Ngày 20/10, Giám đốc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS) Pascal Boniface cho rằng cái chết của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến ở Libya và đưa Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) lên cầm quyền.

Người dân Thái Lan đang vật lộn với trận lũ lịch sử. Ảnh: CNN.

Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, hôm 20 - 10, lên tiếng thừa nhận, chính phủ Thái Lan không thể bảo vệ toàn bộ thủ đô Bangkok trước trận lũ lịch sử.

Đoạn video quay bằng điện thoại cho thấy ông Gaddafi vẫn còn sống khi bị bắt trước khi NTC tuyên bố ông đã chết (Nguồn: Reuters).

Trong khi chi tiết chính xác về cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ tại Libya ông Muammar Gaddafi đến nay vẫn chưa rõ ràng, kênh truyền hình Arập Al-Jazeera ngày 20/10 đã phát đi hình ảnh cho thấy ông Gaddafi vẫn còn sống khi bị các tay súng NTC bắt giữ và áp giải lên xe, trước khi chính quyền lâm thời Libya thông báo nhà lãnh đạo bị lật đổ này đã bị bắn chết.

Viasat-1 là một trong những vệ tinh mạnh nhất từng được phát triển.

Vệ tinh băng thông rộng Viasat-1, một trong những vệ tinh mạnh nhất từng được phát triển, đã “gia nhập” quỹ đạo trên tên lửa đẩy Proton của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục