Nga "đáng gờm" với tên lửa hủy diệt gấp 100 bom nguyên tử
- Cập nhật: Thứ tư, 28/12/2011 | 7:53:00 AM
Với việc Tổng thống Dmitry Medvedev hôm 27/12 tuyên bố, Nga sắp đưa vào biên chế của lực lượng Hải quân loại siêu tên lửa Bulava có sức công phá gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945, kho vũ khí tên lửa và hạt nhân của Nga đã trở nên “đáng gờm” hơn rất nhiều.
![]() |
|
Sự ra đời của tên lửa Bulava cũng được xem là một minh chứng về khả năng chế tạo những loại vũ khí chiến lược tối tân có hiệu quả cao của ngành công nghiệp tên lửa-vũ trụ Nga dù ngành này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề vốn.
Bulava là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Đây là loại tên lửa 3 giai đoạn dùng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa này nặng 36,8 tấn, có thể mang từ 6 tới 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn lên tới hơn 8.000km. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Nga muốn phát triển Bulava thành tên lửa chiến lược chính của Hải quân Nga và cũng là thứ vũ khí trụ cột trong kho hạt nhân của nước này. Dự án phát triển tên lửa Bulava (SS-NX-30) là một trong những dự án vũ khí đắt nhất của Nga và cũng là một trong những dự án vũ khí gây tranh cãi nhất của Nga.
Nga đã chế tạo riêng những chiếc tàu chiến tối tân lớp Borey để mang theo tên lửa Bulava. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey nằm trong một dự án nâng cấp lực lượng tấn công hạt nhân dưới biển của Hải quân Nga có trị giá lên tới 755 triệu USD. Thế hệ tàu ngầm nguyên tử Borey được mong đợi sẽ trở thành lực lượng nòng cốt của Hải quân Nga trong thế kỷ 21.
Trong 18 lần thử nghiệm tên lửa Bulava, có 7 lần thất bại, 10 lần thành công. Rất nhiều quan chức và chuyên gia quân sự đã từng hoài nghi về việc phát triển tên lửa Bulava sau một loạt các vụ thử thất bại ban đầu. Những thất bại này cũng chính là nguyên nhân khiến Nga phải dời kế hoạch triển khai tên lửa Bulava từ giai đoạn năm 2006-2007 cho đến tận bây giờ.
Nhiều quan chức quân sự hàng đầu Nga từng muốn phá bỏ dự án phát triển tên lửa Bulava nhưng điều đó sẽ đồng nghĩa với việc các tàu ngầm lớp Borey cần phải thay đổi rất nhiều và chi phí cho dự án này sẽ đội lên rất nhiều. Đây là điều không thể chấp nhận trong bối cảnh Nga đang thiếu tài chính cho kế hoạch hiện đại hóa quân đội. Vì thế, Moscow luôn nhấn mạnh, sẽ không có sự thay thế nào đối với tên lửa Bulava.
Với những lần thử tên lửa Bulava liên tiếp gần đây đều thành công, sự hoài nghi về khả năng “sống sót” của loại siêu tên lửa này đã được dập tắt và Tổng thống Medvedev hôm qua đã tự tin tuyên bố sẽ sớm triển khai tên lửa Bulava trong lực lượng Hải quân.
Các tin khác

Ngày 27-12, Nhật Bản đã quyết định nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đã kéo dài hàng thập kỷ mà nước này tự áp đặt, theo Hãng tin Kyodo.

Theo AFP, ngày 26/12, Mỹ bác bỏ thông tin nói rằng, Nhà Trắng đã cho phép Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh tới Mỹ chữa bệnh.

Hãng AP ngày 27-12 đưa tin, số người chết vì trận lũ lụt do bão Washi kéo dài hơn 2 tuần qua tại Nam Philippines đã tăng lên 1.500 người. Trong số đó, có 891 người chết ở thành phố Cagayan de Oro và 451 người Iligan. Số người còn lại chết ở các thành phố khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran – Thiếu tướng Ahmad Vahidi mới đây cho biết, nước CH Hồi giáo có đủ khả năng phát triển những chiếc máy bay do thám không người lái để đối phó với bất kỳ cuộc chiến tranh bí mật nào mà Mỹ đang dẫn dắt nhằm chống lại Iran.