Trung Quốc đóng cửa nhà máy nghi gây nhiễm độc chì

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/7/2012 | 8:01:43 AM

Hơn 10 nhà máy ở phía đông Trung Quốc hôm 10/7 phải đóng cửa sau khi trẻ em trong khu vực được phát hiện có hàm lượng chì trong máu cao hơn mức cho phép. cho phép.

Những trẻ em sống gần khu công nghiệp ở thành phố Cát An có hàm lượng chì trong máu vượt mức cho phép. Ảnh: AFP
Những trẻ em sống gần khu công nghiệp ở thành phố Cát An có hàm lượng chì trong máu vượt mức cho phép. Ảnh: AFP

"Tất cả 12 nhà máy thuộc các ngành luyện kim, hóa học và sản xuất giấy tái chế đã được đóng cửa để điều tra", AFP dẫn nguồn thông báo của nhà chức trách thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây, cho biết.

Yêu cầu đóng cửa các nhà máy được đề cập từ tháng trước, khi một em bé sống gần khu công nghiệp gồm các nhà máy trên được phát hiện có hàm lượng chì trong máu cao hơn mức bình thường. Sau đó, thêm 15 trẻ em khác cũng được phát hiện có hàm lượng chì cao, khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

Nhiễm độc chì trong thời gian dài có thể gây nôn mửa, đau nhức toàn thân và có thể gây ra các bệnh về tim mạch, bệnh thận và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tuy đã đồng ý đóng cửa các nhà máy, chính quyền thành phố Cát An vẫn nói rằng không có bằng chứng nào chứng tỏ việc nhiễm độc chì là có liên quan đến khu công nghiệp. Thành phố cũng cho biết việc đóng cửa các nhà máy chỉ là tạm thời.

Người dân và các nhà hoạt động môi trường đang ngày càng có tiếng nói lớn hơn ở Trung Quốc khi tổ chức thành công những cuộc vận động phản đối những ngành công nghiệp gây ô nhiễm trên khắp đất nước.

Gần đây, cuộc vận động của hàng nghìn người ở một thành phố của tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc, đã khiến nhà chức trách phải đình chỉ kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất kim loại nặng trị giá hơn 1,6 tỷ USD.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Quân đội Nigeria ăn mừng sau khi đánh bại Boko Haram tại một khu vực ở Đông Bắc Nigeria năm 2015.

Các chỉ huy Lực lượng dân quân Nigeria (CJTF) hôm qua (28/4) xác nhận, ít nhất 23 thành viên của lực lượng này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố hôm 27/4 tại miền Bắc nước này.

Người dân nhận hàng viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza ngày 23/4/2024.

Israel cho biết đã mở cửa các hành lang vận chuyển mới từ cảng biển và biên giới trên đất liền để tăng cường đưa hàng hóa viện trợ gồm thực phẩm, nước uống, vật tư y tế, thiết bị trú ẩn vào Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục