Dân phương Tây đọc báo kiểu gì?

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/7/2012 | 8:10:33 AM

Người Mỹ thích bàn luận về tin tức, người Anh ít khi trả tiền đọc nó và người Đức thích có nó theo cách truyền thống, một cuộc khảo sát về sự tiêu thụ phương tiện truyền thông đại chúng tiết lộ hôm thứ Hai, 9/7.

Cuộc khảo sát tập trung vào thói quen tiêu thụ tại Anh, Mỹ, Đức, Đan Mạch và Pháp, và phát hiện ra rằng, TV và các diễn đàn trực tuyến đang là sự lựa chọn áp đảo để thu nhận tin tức.

Mặc dù máy tính vẫn là phương tiện truyền đạt phổ biển nhất để tiếp cận tin tức, với ít nhất 74% người sử dụng tuần trước và ít nhất 20% sử dụng một thiết bị di động để thu nhận thông tin trong cùng thời điểm.

Khoảng 8,5 % sử dụng máy tính bảng trong khi thiết bị đọc sách điện tử và các thiết bị khác vẫn là sản phẩm thích hợp.

Phạm vi ngày càng gia tăng của các thiết bị di động đang mang tới cho độc giả thêm những trải nghiệm mới, nhưng không phải thay thế các hình thức tiếp cận thông tin khác.

Phóng viên Nic Newman tại London cho biết: "Trong số những người được khảo sát, gần 8/10 người tiếp cận với tin tức trực tuyến hàng tuần nhưng quá trình chuyển đổi từ in ấn sang kỹ thuật số chậm hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu khác."

Người Đức đã chứng tỏ lòng trung thành vĩ đại nhất đối với các phương tiện truyền thông truyền thống, chỉ có 6/10 người sử dụng nguồn trực tuyến trong tuần qua, thấp hơn so với mức trung bình là 8/10 ở những nơi khác. Gần 7/10 người mua báo hoặc bật đài để cập nhật thông tin mỗi ngày.

Tại Anh, chỉ có 4% những người tham gia khảo sát từng trả tiền để đọc báo điện tử, tỉ lệ này thấp hơn so với tại Đan Mạch (12%)và các nơi khác (từ 6-8%).

Tuy nhiên, những người sử dụng máy tính bảng tại Anh chỉ miễn cưỡng trả tiền cho các ứng dụng tin tức như của Guardian hoặc Daily Telegraph khi họ đã sử dụng miễn phí.

Gần 7/10 người Mỹ sử dụng các mục thăm dò ý kiến, bình luận và chia sẻ chức năng ràng buộc với các tin tức, trong khi đó, con số này tại các quốc gia khác là 4/10.

Cuộc khảo sát này do YouGov thực hiện trên danh nghĩa của Viện nghiên cứu báo chí Reuters tại Đại học Oxford và các số liệu dựa trên kết quả điều tra 6.000 người trong suốt tháng Tư vừa qua.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Quân đội Nigeria ăn mừng sau khi đánh bại Boko Haram tại một khu vực ở Đông Bắc Nigeria năm 2015.

Các chỉ huy Lực lượng dân quân Nigeria (CJTF) hôm qua (28/4) xác nhận, ít nhất 23 thành viên của lực lượng này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố hôm 27/4 tại miền Bắc nước này.

Người dân nhận hàng viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza ngày 23/4/2024.

Israel cho biết đã mở cửa các hành lang vận chuyển mới từ cảng biển và biên giới trên đất liền để tăng cường đưa hàng hóa viện trợ gồm thực phẩm, nước uống, vật tư y tế, thiết bị trú ẩn vào Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục