Philippines triệu đại sứ Trung Quốc, phản đối về Biển Đông

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/7/2012 | 7:43:46 AM

Philippines ngày 24/7 triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Manila để phản đối kế hoạch của Trung Quốc triển khai quân đồn trú trên Biển Đông cũng như việc đội tàu nước này có mặt ở Trường Sa.

Hình ảnh tàu đổ bộ 934 của Hải quân Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa do máy bay trinh sát của Philippines chụp được.
Hình ảnh tàu đổ bộ 934 của Hải quân Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa do máy bay trinh sát của Philippines chụp được.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để chuyển lời phản đối kế hoạch lập cơ sở đồn trú tại địa bàn của cái gọi là thành phố Tam Sa, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Manila cũng phản đối sự xuất hiện của tàu quân sự hộ tống đội tàu cá ở gần khu vực các đảo tranh chấp trong quần đảo Trường Sa.

"Chính phủ Philippines bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đồng thời đưa ra lời phản đối mạnh mẽ với quyết định của chính phủ Trung Quốc thành lập quân đội đồn trú trên đảo Phú Lâm", AFP dẫn lời ông Hernandez phát biểu. Ông này nhắc đến hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Dù Philippines không có tranh chấp lãnh thổ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết kế hoạch của Trung Quốc thành lập đơn vị hành chính và quân sự trong khu vực là không thể chấp nhận được.

Ông Hernandez nói lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cũng theo dõi sát sao các hoạt động của đội 29 tàu cá, một tàu chở hàng và ba tàu khác trong đó có một tàu hải quân, gần đảo đá Chữ Thập và bãi Su Bi từ hôm 18/7.

"Việc sử dụng tàu vũ trang của chính phủ để hộ tống các tàu đánh cá là hành động vi phạm luật pháp Philippines và vi phạm luật pháp quốc tế", người phát ngôn Philippines tuyên bố.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc mới đây công bố kế hoạch thành lập đơn vị quân đội tại "thành phố Tam Sa", đồn trú trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, một tháng sau khi Bắc Kinh chỉ định đảo này là đảo trung tâm cho thành phố bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông và thực hiện nhiều hoạt động rầm rộ tại đây, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Biển Đông là nơi Trung Quốc cùng các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

* Philippines phê chuẩn hiệp ước quân sự nhạy cảm với Australia

Thượng viện Philippines ngày 24/7 đã phê chuẩn một hiệp ước quân sự nhạy cảm với Australia nhằm đề ra những quy định cho các binh sĩ tới thăm, một động thái mà các chính trị gia nói có thể cải thiện an ninh khu vực.


 

Các binh sĩ Philippines. (Ảnh minh hoạ)

Hiệp ước Thăm viếng Quân sự đã được hai nước ký kết năm 2007 nhưng phải chờ quốc hội phê chuẩn vì những nhạy cảm chính trị, do hiến pháp Philippines cấm hoàn toàn việc đồn trú lâu dài của các lực lượng nước ngoài trên lãnh thổ nước này.

Việc Thượng viện ủng hộ hiệp ước sau 5 năm được một số nhà quan sát xem là một nỗ lực nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Australia trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile cho hay việc Thượng viện đã thông qua một nghị quyết phê chuẩn hiệp ước với tỷ lệ 17 phiếu thuận và một 1 phiếu chống, đưa hiệp ước vào hiệu lực sau cuộc tranh luận kéo dài 4 năm.

“Việc phê chuẩn hiệp ước sẽ không chỉ mời đường cho chúng ta cải thiện các cơ chế quốc phòng mà còn củng cố mối quan hệ lâu đời với Australia”, ông Enrile nói trong một thông cáo báo chí.

Phát ngôn viên Edwin Lacierda của Tổng thống Philippines Beningno Aquino cũng hoan nghênh động thái của Thượng viện.

“Thượng viện đã có một bước đi quan trọng nhằm tăng cường an ninh quốc gia và khu vực bằng việc phê chuẩn Hiệp ước Thăm viếng Quân sự giữa Australia và Philippines”, ông Lacierda nói.

Philippines và Australia trước đó đã ký một thoả thuận sơ bộ về hợp tác an ninh và quốc phòng vào năm 1995.

Philippines cũng ký Hiệp ước Thăm viếng Quân sự tương tự với Mỹ - đồng minh quân sự lâu đời - vào năm 1998.

Theo hiệp ước, một nhóm nhỏ các cố vấn quân sự Mỹ đã được triển khai ở miền nam Philippines trong thập niên qua để trợ giúp huấn luyện lực lượng Philippines nhằm chiến đấu với với các phần tử Hồi giáo cực đoan.

(Theo VnExpress - Dân Trí)

Các tin khác
Hiện trường vụ nổ bom.

An ninh đang được thắt chặt tại các tỉnh miền Nam Thái Lan sau một loạt các vụ đánh bom tự chế ở tỉnh Narathiwat thuộc miền Nam Thái Lan trong ngày 20/5 đã khiến một tình nguyện viên của lực lượng phòng vệ địa phương thiệt mạng và 9 người khác bị thương.

Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh minh họa

Ngày 21-5, theo TASS, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thông qua dự thảo nghị quyết của Nga về ngăn một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian.

Chủ tịch Thượng viện Juan Miguel Zubiri (thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh cùng các Thượng nghị sĩ ngày 20-5-2024.

Chiều 20-5, Chủ tịch Thượng viện Philippines, ông Juan Miguel Zubiri thông báo từ chức. Trong thông điệp gửi đi sau một phiên họp Thượng viện cùng ngày, ông Zubiri cho biết bản thân đã luôn nỗ lực tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ vì đất nước.

Tổng thống Ebrahim Raisi trong một cuộc phỏng vấn ở Tehran hồi tháng 6/2023.

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã công bố 5 ngày quốc tang sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ebrahim Raisi, Ngoại trưởng Hossein Amir Abdollahian và 7 người khác thiệt mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục