Tokyo đưa tàu đến quần đảo tranh chấp với Trung Quốc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/9/2012 | 9:08:12 AM

Đêm 1/9, một con tàu khảo sát của chính quyền Tokyo đã rời cảng Ishigaki thuộc Okinawa để tiến đến quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản - Điếu Ngư/Senkuka trên Biển Đông, truyền thông địa phương đưa tin.

Con tàu này dự kiến sẽ lên đến đảo và khoảng 5h sáng Chủ Nhật (giờ địa phương) và sau đó sẽ quay lại cảng Ishigaki ngay trong đêm. 

Chính quyền thủ đô Tokyo cho biết họ có kế hoạch nghiên cứu môi trường tự nhiên trên Đảo Điếu Ngư/Senkuka vì cho rằng đó là việc làm cần thiết trước khi mua đảo.

Báo chí Nhật Bản cho biết,con tàu khảo sát này chở 25 người, trong đó có các quan chức đến từ Tokyo và cả Ishigaki. Ngoài ra, trong đoàn còn có các chuyên gia định giá bất động sản và một giáo sư đại học. 

Trước đó, chính quyền Tokyo đã đệ đơn xin phép đổ bộ lên quần đảo tranh chấp, nhưng bị chính phủ từ chối vì lý do an ninh. 

Tokyo cũng đang chuẩn bị để tiến hành một cuộc khảo sát khác trên đảo Điếu Ngư/Senkuka vào tháng 10 tới mà có cả sử tham gia trực tiếp của Thị trưởng Tokyo – ông Shintaro Ishihara. 

Trước đó, hồi tháng 4 vừa qua, Thị trưởng Tokyo đã tuyên bố, người đóng thuế ở thủ đô Nhật sẽ mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc chuỗi đảo nhỏ không có người ở trên quần đảo tranh chấp với Trung Quốc từ những người chủ tư nhân của Nhật.

Mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai quốc gia láng giếng Trung-Nhật đã càng trở nên tồi tệ hồi đầu tháng này sau khi 14 nhà hoạt động của Trung Quốc đổ bộ lên một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkuka để “khẳng định chủ quyền”.

Ngay lập tức, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã đáp trả bằng cách đâm thủng tàu Trung Quốc và bắn súng vòi rồng vào con tàu này. Nhật Bản còn tiến hành bắt giữ toàn bộ 14 nhà hoạt động Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản ngay sau đó đã trục xuất các nhà hoạt động này về nước. Hàng nghìn công dân Trung Quốc ở hơn 20 thành phố trên khắp đất nước đã tiến hành biểu tình rầm rộ để phản đối hành động của Nhật Bản. Các doanh nghiệp, nhà hàng, ô-tô của người Nhật ở Trung Quốc đều trở thành mục tiêu tấn công ở nhiều thành phố.

Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, một đoàn nhà hoạt động của Nhật Bản gồm 150 cũng đổ bộ lên quần đảo tranh chấp để cắm cờ khẳng định chủ quyền của Nhật Bản.

Cả Bắc Kinh và Tokyo đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản thì gọi là Senkaku. Cuộc tranh chấp này là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ nay.

Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư này nằm trên biển Hoa Đông, trong một ngư trường đánh cá lớn và được cho là có trữ lượng khoáng sản có giá trị.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Vị trí trận động đất - Ảnh: CNN

Sáng 1-9, CNN cho biết đã có ít nhất một người chết trong trận động đất 7,6 độ richter xảy ra tại Philippines vào đêm 31-8, nhiều cây cầu và đường sá bị hư hại.

X-51 Waverider bên dưới B-52 trước khi phóng

Nga đang nỗ lực chế tạo một phương tiện vận chuyển siêu thanh với mục tiêu triển khai vệ tinh vào quỹ đạo. Dự án này dựa một phần trên công nghệ ứng dụng trong chiến đấu cơ Su-27.

Chiều 30-8, hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh hàng hải ở Đông Nam Á” đã diễn ra tại thủ đô Jakarta (Indonesia).

Tính đến sáng 31/8, con số người chết trong vụ nổ mỏ than ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, lên 37 người. Các nhân viên cứu hộ vẫn đang cố tiếp cận với 10 người khác còn mắc kẹt. >> Trung Quốc: Nổ mỏ than, 47 người chết và mắc kẹt

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục