Biểu tình chống Mỹ lan rộng: Mỹ cứng rắn, LHQ kêu gọi khoan dung

  • Cập nhật: Chủ nhật, 16/9/2012 | 2:13:36 PM

Ngày 15-9, theo tờ New York Times, những cuộc biểu tình phản đối bộ phim chế nhạo đạo Hồi được sản xuất tại Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra tại gần 20 quốc gia ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á, trong đó có nhiều quốc gia là nơi nổ ra phong trào Mùa xuân Ảrập.

Người biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tunis của Tunisia.
Người biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tunis của Tunisia.

Giữa lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố cứng rắn thì LHQ và EU kêu gọi hãy thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau để khoan dung hơn.

Biểu tình biến thành bạo động

Theo New York Times, sự giận dữ đang dâng cao trong cộng đồng những người Hồi giáo sống tại hàng loạt quốc gia. Không chỉ nhằm vào các cơ quan ngoại giao của Mỹ, Đại sứ quán Anh, Đức cũng trở thành mục tiêu của các vụ tấn công diễn ra tại Khartoum, Sudan. Hàng loạt số liệu thương vong của các vụ tấn công đã được ghi nhận. Tại Tunisia, 4 người chết và 28 người bị thương trong vụ tấn công ở Đại sứ quán Mỹ. Ở Tripoli, Libya, 1 người chết và 25 người bị thương trong vụ phóng hỏa đốt nhà hàng KFC. Tại Chennai, Ấn Độ, 25 người bị thương nhẹ khi tấn công bằng gạch đá và ném giày dép vào lãnh sự quán Mỹ. Một vụ đặt bom tại Afghanistan khiến 2 lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng và Taliban tuyên bố đây là hành động phản đối bộ phim trên. Ông Nakoula Basseley Nakoula, 55 tuổi, người được cho là nhà sản xuất bộ phim chế nhạo đạo Hồi đã được đưa đến đồn cảnh sát tại Carritos, Los Angeles, Mỹ để thẩm vấn.

Như nhiều lo ngại của dư luận phương Tây, lực lượng khủng bố cực đoan đã lợi dụng tâm lý bài phương Tây của thế giới Hồi giáo để kêu gọi tiếp tục mở nhiều đợt tấn công vào các cơ quan ngoại giao của Mỹ. Theo hãng tin Reuters, nhánh Al Qaeda tại Yemen đã phát đi thông điệp yêu cầu cộng đồng Hồi giáo hãy giết thêm nhiều nhà ngoại giao Mỹ tại các nước Hồi giáo.

Sứ mạng ngoại giao

Phản ứng trước làn sóng bạo lực, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phối hợp với chính quyền các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt ở Tunisia và Sudan để bảo đảm an ninh cho phái bộ ngoại giao tại các khu vực này, đồng thời thành lập một nhóm tiếp nhận thông tin và điều phối phản ứng hoạt động 24/24. Hãng AFP cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ cứng rắn với các cuộc bạo động chống Mỹ của thế giới Arab, khi ông đón linh cữu của 4 nhà ngoại giao Mỹ bị sát hại tại Libya. Nhà Trắng khẳng định  không hề nhận được thông tin tình báo nào trước khi xảy ra vụ lãnh sự quán Mỹ bị tấn công ở Libya.

Tổng thống Barack Obama cũng yêu cầu xem xét lại biện pháp bảo đảm an ninh tại các phái bộ ngoại giao của Mỹ trên toàn thế giới sau những vụ việc vừa qua. Ngày 15-9, Tổng thống Obama đã giải trình trước Quốc hội kế hoạch khẩn cấp điều quân đội đến Libya và Yemen sau khi đã gửi tàu khu trục và các đơn vị lính thủy đánh bộ tới hai nước này. Một nguồn thạo tin Libya xác nhận các máy bay do thám của Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ tại Benghazi, chụp ảnh và tìm kiếm vị trí trú ẩn của các nhóm nổi dậy. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết sẽ gửi lực lượng quân đội tới 18 điểm nóng đang diễn ra biểu tình nhằm ngăn chặn làn sóng này tiếp tục dâng cao.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton kêu gọi lãnh đạo tại các nước Ai Cập, Libya, Yemen và Tunisia, những nơi các đại sứ quán Mỹ bị tấn công, phải nỗ lực hết sức để khôi phục lại an ninh và trật tự, nhất là chính quyền các quốc gia này phải có trách nhiệm truy tìm những kẻ đứng đằng sau làn sóng bạo lực.

Hội đồng Bảo an LHQ đã lên án các vụ tấn công nhằm vào phái bộ ngoại giao Mỹ và một số nước phương Tây tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước những vụ tấn công này. Hội đồng kêu gọi các nhà ngoại giao thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và các nền văn hóa. Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối các vụ tấn công nhằm vào Đại sứ quán Đức và Anh ở Sudan. Các quan chức EU bày tỏ hy vọng rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đồng thời thúc giục giới lãnh đạo tại các nước Ảrập và cộng đồng người Hồi giáo thông qua việc thúc đẩy đối thoại và lòng khoan dung để kiềm chế bạo lực.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Cảnh sát Trung Quốc phải trang bị mũ sắt, dùi cui và khiên chắn để bảo vệ đại sứ quán Nhật tại Bắc Kinh trước cơn giận dữ của người biểu tình.

Hàng chục nghìn người Trung Quốc hôm 15/9 tổ chức biểu tình tại nhiều thành phố trên khắp cả nước để phản đối Nhật Bản vì tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Các chiến sĩ lực lượng đặc nhiệm Bolivia tiêu hủy đồn điền coca trong khu rừng già Caranavi. (Nguồn: AFP)

Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 14/9 cáo buộc Bolivia, Myanmar và Venezuela đã không chiến đấu chống nạn buôn bán ma túy "một cách minh bạch," song khẳng định viện trợ dành cho những nước này vẫn đóng vai trò quan sống còn đối với các lợi ích của Washington.

Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hôm qua đón linh cữu của những nhà ngoại giao Mỹ thiệt mạng tại Libya. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua thề "cứng rắn" với các cuộc bạo động chống Mỹ của thế giới Arab, khi ông đón linh cữu của 4 nhà ngoại giao Mỹ bị giết tại Libya.

Cảnh tượng bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Cairo, Ai Cập.

Nhà chức trách Libya đã tiến hành bốn vụ bắt giữ trong cuộc điều tra vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi khiến đại sứ Mỹ ở Libya và ba nhân viên ngoại giao thiệt mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục