Hàn Quốc công bố ngày phóng tên lửa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/1/2013 | 8:16:42 AM

Hàn Quốc ngày 24/1 thông báo nước này sẽ tiến hành vụ phóng tên lửa nhằm đưa một vệ tinh lên quỹ đạo vào ngày 30/1 tới và gia nhập câu lạc các cường quốc vũ trụ toàn cầu vốn bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tên lửa Naro của Hàn Quốc.
Tên lửa Naro của Hàn Quốc.

Bộ khoa học, công nghệ và giáo dục Hàn Quốc cho biết vụ phóng tên lửa đẩy KSLV-1 (còn được gọi là Naro) - từng bị trì hoãn 2 lần hồi năm ngoái - dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ 3h55 đến 7h30 chiều giờ địa phương vào thứ Tư tuần tới.

Công tác chuẩn bị cho sứ mệnh do các chuyên gia Hàn Quốc và Nga thực hiện đang diễn ra tốt đẹp tại Trung tâm vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam đất nước. Tên lửa nặng 140 tấn dự kiến sẽ được đưa tới bệ phóng vào thứ Hai tới.

Naro có tầng đầu được Nga chế tạo và tầng thứ 2 sử dụng nhiên liệu rắn được chế tạo tại Hàn Quốc. Sau 2 vụ phóng thất bại hồi năm 2009 và 2010 và các kế hoạch phóng bị trì hoãn vào phút chót hồi tháng 10 và 11 năm ngoái do sự cố kỹ thuật, một vụ phóng thành công được xem là có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tham vọng vũ trụ thương mại của Hàn Quốc.

Vào năm 2009, Naro đã lên quỹ đạo nhưng các chơ chế nhả gặp trục trặc ở tầng thứ 2 đã ngăn cản việc triển khai vệ tinh đúng cách. Một nỗ lực hồi năm 2010 đã chứng kiến việc tên lửa bị nổ tung chỉ 2 phút sau khi phóng lên và Nga và Hàn Quốc đã đổ lỗi cho nhau.

Các tham vọng vũ trụ của Seoul đã bị kìm hãm trong nhiều năm bởi Mỹ, đồng minh quân sự chính của Hàn Quốc, vốn lo ngại rằng chương trình tên lửa có thể đẩy mạnh cuộc một đua vũ trụ trong khu vực, đặc biệt là với Triều Tiên.

Nhật Bản và Trung Quốc đã thành công trong các vụ phóng vệ tinh đầu tiên vào những năm 1970, trong khi Ấn Độ đạt được bước đột phá vào năm 1980. Nhưng do thiếu sự hỗ trợ của Mỹ, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đã bị tụt hậu.

Tên lửa Naro sẽ đưa một vệ tinh nhỏ có chức năng chủ yếu thu thập dữ liệu về sự bức xạ vũ trụ.

Hồi tháng trước, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa tầm xa của nước này, mà Bình Nhưỡng khẳng định là một sứ mệnh khoa học đơn thuần nhằm đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Phần lớn thế giới xem đó là một vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp quốc được áp dụng sau các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trong năm 2006 và 2009.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Tổng thống Nga Putin trong chuyến công du tới Bắc Kinh

Tổng thống Nga Putin trong buổi họp báo nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày khẳng định Moscow sẵn sàng đàm phán nhưng không bao giờ đồng ý những điều kiện không thể chấp nhận.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở quận Fukushima của Nhật Bản.

Ngày 17/5, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản bắt đầu tiến hành đợt xả thứ 6 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Hàng viện trợ nhân đạo được thả xuống Gaza.

Jordan phối hợp với Ai Cập và Đức thả 3 đợt hàng viện trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ dân thường ở Gaza đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng do xung đột.

Ông Lawrence Wong (thứ 2, trái) tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore ngày 15/5/2024.

Ông Lawrence Wong vừa chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore, đồng thời công bố cải tổ nội các nước này. Trong bối cảnh Đảo quốc Sư tử đối mặt thách thức như tỷ lệ sinh giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao, sự biến động của nền kinh tế thế giới, Chính phủ Thủ tướng Lawrence Wong được kỳ vọng sẽ chèo lái con thuyền Singapore tiếp tục vững bước trên con đường phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục