Triều Tiên cắt đứt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/3/2013 | 7:56:53 AM

Ngày 27/3, Triều Tiên tuyên bố đã cắt đứt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc, việc này dẫn đến tất cả các mối liên lạc trực tiếp liên chính phủ và quân sự bị ngưng trệ. Một động thái được cho là sẽ đẩy thêm căng thẳng giữa hai bên.

Binh lính Hàn Quốc tuần tra dọc hàng rào kẽm gai ở một ngôi làng gần biên giới thuộc TP Paju, ngày 26-3.
Binh lính Hàn Quốc tuần tra dọc hàng rào kẽm gai ở một ngôi làng gần biên giới thuộc TP Paju, ngày 26-3.

Đường dây nóng này được đánh giá là rất quan trọng khi Triều Tiên vẫn sử dụng đó để liên lạc giữa hàng trăm công nhân đi lại, ra vào khu tổ hợp công nghiệp Kaesong, biểu tượng hợp tác duy nhất giữa hai miền. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động du lịch trong khu vực này.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một sỹ quan quân đội tuyên bố: "Theo tình hình hiện nay khi mà chiến tranh có khả năng nổ ra bất cứ lúc nào, không cần phải duy trì liên lạc quân sự Bắc-Nam". 

Trước đó, Bình Nhưỡng cũng cắt đường dây nóng Chữ Thập Đỏ được hai nước sử dụng để liên lạc do không có quan hệ ngoại giao, nhưng vẫn giữ đường dây nóng giữa cơ quan hàng không của hai miền.

Hồi tháng 3-2009, Triều Tiên cũng đã cắt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc và giữ 80 công nhân Hàn Quốc tại Kaesong trong một ngày. Du lịch qua biên giới chỉ được mở lại sau khi các nhà chức trách Triều Tiên chấp thuận thông qua một văn phòng Hàn Quốc tại Kaesong. Tuy nhiên, đường dây nóng quân sự vẫn cắt trong hơn một tuần và được nối lại sau khi cuộc diễn tập quân sự hàng năm Hàn Quốc-Mỹ kết thúc.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Quân đội Nigeria ăn mừng sau khi đánh bại Boko Haram tại một khu vực ở Đông Bắc Nigeria năm 2015.

Các chỉ huy Lực lượng dân quân Nigeria (CJTF) hôm qua (28/4) xác nhận, ít nhất 23 thành viên của lực lượng này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố hôm 27/4 tại miền Bắc nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục