Biểu tình dữ dội ở Thổ Nhĩ Kỳ

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/6/2013 | 8:17:52 AM

Bạo loạn ở các thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ như Istanbul và Ankara (ảnh) đã sang ngày thứ 4 liên tiếp và chưa có dấu hiệu dịu bớt.

Nguyên nhân của tình trạng bất ổn xuất phát từ sự phản đối kịch liệt của người dân đối với kế hoạch tái phát triển một công viên, nhưng nó chỉ là giọt nước tràn ly khi người dân ngày càng bất mãn với chính phủ.

Công viên Gezi nằm ở khu thương mại chính tại Istanbul, là ốc đảo xanh cuối cùng ở thành phố này. Chính vì vậy nhiều người dân vô cùng giận dữ khi chính quyền thành phố thông báo kế hoạch san bằng công viên và xây dựng doanh trại theo kiểu thời Đế chế Ottoman, bên trong doanh trại sẽ có một trung tâm mua sắm.

Hàng nghìn người biểu tình đã va chạm với cảnh sát quận Besiktas trong ngày bạo lực tồi tệ nhất hôm 3.6. Các thánh đường, các cửa hiệu và một trường học đã được chuyển thành bệnh viện dã chiến để điều trị những người bị thương. Người biểu tình đã dỡ gạch lát đường để làm rào chắn và cảnh sát đã đáp trả bằng lựu đạn khói và vòi rồng.

Trong khi đó, cảnh sát dùng mọi biện pháp để bảo vệ văn phòng thủ tướng, vốn đã trở thành mục tiêu của những người biểu tình. Bạo loạn cũng nổ ra ở thủ đô Ankara cũng như các thành phố và thị trấn khác. Cảnh sát đã đột kích vào một khu mua sắm ở thủ đô Ankara, nơi có nhiều người biểu tình đang trú ẩn, Reuters cho biết. Hành động biểu lộ tình đoàn kết với Istanbul đã phát triển thành phong trào biểu tình quy mô lớn chống lại chính sách của đảng cầm quyền, đòi Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan phải từ chức.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2002, đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất mà chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan phải đối mặt. Cuộc biểu tình vì môi trường biến thành làn sóng phản đối Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền gay gắt nhất sau khi cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31.5 đã sử dụng vũ lực “quá mức” trấn áp những người biểu tình. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 2.6, Thủ tướng Erdogan gọi những người biểu tình là “kẻ hôi của”, đồng thời lên án mạnh mẽ các trang mạng xã hội.

Chính những điều này làm tâm lý chống chính phủ gia tăng trên cả nước, đặc biệt là trong giới trẻ. “Ông Erdogan là nhà chính trị quyền lực và nổi tiếng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thế hệ qua. Chúng ta có một vị thủ tướng điều hành kinh tế tốt, nhưng lại có phong cách gia trưởng” - cây viết bình luận của tờ Milliyet - bà Asli Aydintasbas - nói.

Dưới sự lãnh đạo của ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành trung tâm chính trị trong khu vực sau thời kỳ Mùa xuân Arab. Dù được những người Hồi giáo có tư tưởng bảo thủ ở các vùng nông thôn ủng hộ rộng rãi, nhưng ông Erdogan vẫn là một nhân vật gây nhiều chia rẽ và bị chỉ trích vì phong cách lãnh đạo có phần cứng rắn.  

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất vì làn sóng biểu tình. Tâm lý hoang mang khiến các tài sản bằng đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với những rủi ro lớn. Giá các loại tài sản liên tục giảm, kèm theo làn sóng bán tháo trên thị trường.

Thị trường chứng khoán mở phiên hôm 3.6 giảm tới 6,4%. Giá trị đồng lira xuống thấp nhất hôm 1.6 trong vòng 18 tháng, khiến ngân hàng trung ương phải yêu cầu chính phủ sớm can thiệp.
(Theo LĐO)

Các tin khác
Tháp làm mát tại lò phản ứng Yongbyon trước khi bị đánh sập vào năm 2008.

Bình Nhưỡng có thể chỉ cần từ một tới hai tháng nữa để tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân nhằm sản xuất plutonium, bước tiến đáng kể trong chương trình vũ khí hạt nhân.

Tàu Thần Châu 9 của Trung Quốc cất cánh vào ngày 16.6.2012.

Trung Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ mang theo ba phi hành gia bay vào không gian trong tháng 6 để kết nối với mô-đun trên quỹ đạo đầu tiên của họ là Thiên Cung 1, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên chương trình không gian có người lái hôm 3.6.

Cháy rừng đang lan rộng ở nhiều bang của Mỹ.

Người dân phía nam bang California và New Mexico (Mỹ) đang đối mặt tình trạng cháy rừng lan rộng buộc hàng ngàn cư dân phải sơ tán.

Hãng Tân Hoa xã đưa tin ứng cử viên của Đảng Liên đoàn Hồi giáo-Nawaz (PML-N) do cựu Thủ tướng Nawaz Sharif lãnh đạo, ông Sardar Ayaz Sadiq, chiều 3/6 đã được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Pakistan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục