Mưa bão hoành hành tại Trung Âu, Mỹ

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/6/2013 | 2:18:38 PM

Ít nhất bốn người thiệt mạng và tám người mất tích khi mưa lớn dồn dập đổ xuống khu vực Trung Âu, gây lũ quét, lở đất và khiến các con sông tràn bờ.

Nước sông Vltava dâng cao nhấn chìm cả bức tượng tại khu di tích lịch sử ở thủ đô Prague (CH Czech).
Nước sông Vltava dâng cao nhấn chìm cả bức tượng tại khu di tích lịch sử ở thủ đô Prague (CH Czech).

Theo AFP, các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Áo, Đức và CH Czech. Chính quyền các quốc gia này đã triển khai quân đội để hỗ trợ công tác cứu hộ. Ngoài số người chết và mất tích, còn có hàng ngàn người phải di tản. Hàng chục thành phố được đặt trong tình trạng khẩn cấp.

Tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở Prague, nơi những con đập ngăn lũ được vội vã dựng lên dọc sông Vltava chảy qua thủ đô. Theo báo Le Point, chính quyền CH Czech đã huy động 200 binh sĩ xây những đập chắn lũ này do mực nước sông Vltava dâng cao và tràn vào thành phố gây ngập lụt trên diện rộng. Tám trạm tàu điện ngầm buộc phải ngưng hoạt động, một bệnh viện và sở thú Prague phải sơ tán. Các trường học phải đóng cửa. Khu di tích lịch sử ở trung tâm Prague, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cũng thiệt hại nặng nề do lũ quét.

“Chúng tôi sẽ làm tất cả để bảo vệ tính mạng và sức khỏe người dân” - Thủ tướng CH Czech Petr Necas tuyên bố và cho biết chính quyền đã chi 12 triệu euro (15,1 triệu USD) để khắc phục thiệt hại. Hiện ở CH Czech có ba người thiệt mạng và bốn người mất tích.

Tại Áo, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở phần lớn các tỉnh phía tây của Vorarlberg, Tyrol và Salzbourg. Ít nhất một người đã thiệt mạng, hai người mất tích do lũ quét và sạt lở. Giao thông đường sắt và đường bộ bị gián đoạn. AFP cho biết hàng trăm nhân viên cứu hộ, y tế và quân đội đã được huy động để hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng khi sông Danube đang đe dọa tràn bờ. Theo Trung tâm khí tượng ZAMG của Áo, lượng mưa trong vài ngày qua ngang ngửa với lượng mưa thường kỳ của hai tháng mùa xuân.

Tại Đức, những trận mưa như trút nước đã khiến mực nước ở các dòng sông và con kênh dâng cao, làm hai người mất tích. Sông Danube đã nhấn chìm một phần thành phố Passau của Đức, nằm tiếp giáp biên giới với Áo. Tuyến xe lửa đi từ Đức sang Áo phải tạm ngưng hoạt động. Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết chính phủ sẽ hỗ trợ người dân tại những vùng ngập lụt.

Ở phía tây, lưu thông đường thủy trên sông Rhine đã phải tạm ngừng tại nhiều nơi, theo tình trạng khẩn cấp đã được ban bố. Tại Thụy Sĩ, trước đó chính quyền cũng cảnh báo nguy cơ mực nước các con sông dâng cao, nhất là trên một phần của sông Rhine. Các trung tâm khí tượng châu Âu dự báo mưa sẽ chỉ giảm sau vài ngày nữa.

Trong khi đó tại Mỹ, Trung tâm cảnh báo bão thuộc Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho biết các trận gió có sức tàn phá lớn và những cơn mưa như thác đổ hoành hành tại khu vực trung tây đang dịch chuyển sang phía đông bắc, đe dọa một khu vực rộng lớn từ Virginia đến Maine thuộc bờ Đông.

Ở Oklahoma, vẫn còn 91.000 người đang phải sống trong cảnh mất điện. Theo AFP, số người thiệt mạng do lốc xoáy và mưa lũ ở Oklahoma đã tăng lên 16, trong đó có bốn trẻ em. Ngoài ra còn có 77 người bị thương và một số người mất tích. Chính quyền bang Missouri cho biết bão với sức gió lên đến 241km/giờ cùng mưa lớn gây ngập lụt nặng và cướp đi sinh mạng của ba người dân.

Mưa lớn, gió mạnh và mưa đá cũng quét qua các khu vực Vermont, New Hampshire và Maine gây mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 30.000 người dân. Những hạt mưa đá với đường kính hơn 2,5cm rơi xuống Vermont và Maine làm gãy nhiều cành cây bên đường cùng các đường dây điện. Dông bão cũng ảnh hưởng đến các chuyến bay tại New York.

Theo các chuyên gia khí tượng Mỹ, như vậy mùa mưa bão đã chính thức bắt đầu tại Mỹ. Dự báo thời tiết khắc nghiệt sẽ liên tục diễn ra tại Mỹ trong thời gian tới do nước biển ở Đại Tây Dương ấm hơn bình thường.

(Theo TTO)

Các tin khác
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Kyodo đưa tin, ngày 4/6, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida lặp lại tuyên bố chưa bao giờ có thỏa thuận nào với Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Bạo loạn ở các thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ như Istanbul và Ankara (ảnh) đã sang ngày thứ 4 liên tiếp và chưa có dấu hiệu dịu bớt.

Tháp làm mát tại lò phản ứng Yongbyon trước khi bị đánh sập vào năm 2008.

Bình Nhưỡng có thể chỉ cần từ một tới hai tháng nữa để tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân nhằm sản xuất plutonium, bước tiến đáng kể trong chương trình vũ khí hạt nhân.

Tàu Thần Châu 9 của Trung Quốc cất cánh vào ngày 16.6.2012.

Trung Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ mang theo ba phi hành gia bay vào không gian trong tháng 6 để kết nối với mô-đun trên quỹ đạo đầu tiên của họ là Thiên Cung 1, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên chương trình không gian có người lái hôm 3.6.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục