Anh đối mặt sự phẫn nộ của nhiều nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/6/2013 | 8:04:01 AM

Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Nga ra những tuyên bố đầy giận dữ trước thông tin Anh theo dõi phái đoàn nước ngoài dự Hội nghị G20 năm 2009.

Ông Dmitry Medvedev là mục tiêu lớn nhất trong vụ nghe lén năm 2009.
Ông Dmitry Medvedev là mục tiêu lớn nhất trong vụ nghe lén năm 2009.

Ngày 18/6, các nước trên yêu cầu chính phủ Anh giải thích rõ ràng về thông tin đăng tải trên tờ The Guardian ngày 17.6. Tờ báo này dẫn hồ sơ mật do Edward Snowden, người tiết lộ về chương trình bí mật theo dõi internet toàn cầu của Mỹ, cung cấp cho thấy Cơ quan Chỉ huy liên lạc chính phủ Anh (GCHQ) phối hợp với Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi các phái đoàn nước ngoài đến tham dự 2 kỳ họp G20 tại London vào tháng 4 và tháng 9.2009 và mục tiêu quan trọng nhất là ông Dmitry Medvedev, Tổng thống Nga khi đó.

Theo The Guardian ngày 18.6, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại sứ Anh tại Ankara David Reddaway để phản đối và nhấn mạnh rằng không thể chấp nhận được chuyện London sai tình báo nghe lén điện thoại và theo dõi máy tính của Bộ trưởng Tài chính Mehmet Simsek cùng 15 người tháp tùng hồi tháng 9.2009.

“Những cáo buộc trên tờ The Guardian là hết sức đáng lo ngại. Nếu là sự thật, chúng sẽ gây ra một bê bối không chấp nhận được trong bối cảnh hợp tác quốc tế dựa trên nền tảng tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ viết. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nam Phi yêu cầu Anh phải điều tra hành động “vi phạm quyền riêng tư và quyền cơ bản của con người”.

Tài liệu của Snowden cho thấy NSA, được sự cho phép và phối hợp của GCHQ, đã theo dõi dữ liệu liên lạc từ điện thoại di động và điện thoại vệ tinh của ông Medvedev và các quan chức tháp tùng ở London vào tháng 4.2009, ngay trước khi ông lần đầu tiên hội kiến người đồng cấp Mỹ Barack Obama.

Theo The Guardian, những thông tin này được Mỹ  chia sẻ với Anh, Úc, Canada, New Zealand. RIA-Novosti hôm qua dẫn lời giới chức Nga tuyên bố sau những tiết lộ trên, họ có quyền nghi ngờ thiện chí cải thiện quan hệ của Mỹ.

Những thông tin trên được tung ra ngay lúc chính phủ Anh là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G8 vừa kết thúc tại Bắc Ireland. Đến nay, London chưa có tuyên bố chính thức nào, còn Thủ tướng David Cameron nói: “Chúng tôi không bình luận về các vấn đề an ninh hoặc tình báo”, theo AFP.

Cũng trong ngày 18.6, Tập đoàn Yahoo cho biết trong vòng 6 tháng qua đã nhận được 12.000 - 13.000 yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng từ các cơ quan an ninh Mỹ, theo CNN. Tập đoàn này là một trong 9 đại gia cung cấp dịch vụ qua internet bị đưa vào chương trình theo dõi của NSA.

(Theo TNO)

Các tin khác
Biểu tình khắp Indonesia phản đối tăng giá xăng

Các nhà lập pháp Indonesia ngày 17.6 đã bỏ phiếu thông qua một kế hoạch điều chỉnh chi tiêu ngân sách nước này, theo đó tăng giá xăng lên 33%, mặc cho hàng ngàn người dân biểu tình phản đối khắp nước này.

Ảnh minh họa.

Nguồn tin từ Bộ Y tế Arập Xêút ngày 17/6 xác nhận vừa có thêm 4 trường hợp tử vong do nhiễm virus corona gây Hội chứng hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV), giống virus gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS).

Thủ tướng Séc Petr Necas.

Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Necas ngày 17/6 đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Milos Zeman trong bối cảnh một loạt trợ lý gần gũi và đồng minh chính trị của ông vừa bị bắt giữ vì cáo buộc dính líu tới vụ bê bối tham nhũng và gián điệp. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Séc do ông Necas đứng đầu cũng phải từ chức.

Thành phố Đà Nẵng là nơi diễn ra hội nghị.

Ngày 17/6, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), Trưởng Ban tổ chức thông báo: Từ ngày 18 đến 21/6, Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC) lần thứ 13 sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục