ASEAN tập trung yêu cầu Trung Quốc đàm phán về COC

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/6/2013 | 2:01:39 PM

Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và cuộc khủng hoảng khói bụi ở Indonesia, Singapore, Malaysia sẽ là những chủ đề chính tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei cuối tuần này.

Binh sĩ Philippines tập luyện trên một bờ biển. Quân đội Mỹ và Philippines đang tập trận trên biển Đông gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc
Binh sĩ Philippines tập luyện trên một bờ biển. Quân đội Mỹ và Philippines đang tập trận trên biển Đông gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) sẽ diễn ra tại Brunei ngày chủ nhật 30-6. Tiếp theo đó là Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với sự tham gia của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU)… vào ngày 2-7.

Các bộ trưởng ASEAN cũng sẽ có những cuộc họp với ngoại trưởng ba nước đối tác Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc. Trong hội nghị ASEAN năm ngoái, các nước khu vực đã có sự bất đồng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông.

Hãng tin AFP dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa khẳng định ASEAN đã trở nên thống nhất hơn và sẽ yêu cầu Trung Quốc đàm phán khẩn cấp về bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). “Chúng ta cần chấm dứt việc thử thách ý chí của nhau. Đó là điều nguy hiểm và có thể dẫn tới nguy cơ tính toán sai” - Ngoại trưởng Natalegawa nói.

Tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển Đông dù phía Trung Quốc cho rằng Mỹ không có cơ sở để can thiệp vào vấn đề này.

“Chúng tôi trông đợi các bộ trưởng tại Diễn đàn Khu vực ASEAN sẽ thảo luận các tranh chấp trên biển Đông và tăng cường nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tự kiềm chế, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế - AFP dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết - Chúng tôi khuyến khích các bên đạt tiến bộ nhanh chóng về COC”.

Trong những  năm qua, Trung Quốc luôn tìm cách trì hoãn việc đàm phán COC với ASEAN. Chuyên gia an ninh khu vực Ian Storey nhận định Bắc Kinh sẽ tiếp tục tìm cách chống lại bất kỳ nỗ lực nào có thể ảnh hưởng đến các yêu sách đòi chủ quyền của nước này.

“Sẽ phải mất vài năm để đàm phán COC - chuyên gia Storey dự báo - Trong khi đó, căng thẳng trên biển Đông sẽ tiếp tục gia tăng”. Ngoài ra, tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật trên biển Hoa Đông cũng có thể sẽ được đưa ra thảo luận tại Brunei.

Hội nghị ASEAN cũng diễn ra trong thời điểm Indonesia đang vật lộn với các đám cháy rừng trên đảo Sumantra. Khói bụi từ các đám cháy bao phủ Singapore và Malaysia trong nhiều ngày qua. Hiện bầu trời Singapore đã quang đãng trở lại nhưng tình trạng ô nhiễm ở Malaysia vẫn rất nghiêm trọng.

Dự kiến tại Brunei, Singapore và Malaysia sẽ gây sức ép để Indonesia nhanh chóng giải quyết nạn cháy rừng. Chính phủ Jakarta cũng đã đồng ý sẽ thảo luận về vấn đề này ở Brunei. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh Indonesia cần tìm giải pháp triệt để để ngăn chặn tình trạng cháy rừng và khói bụi tái diễn.

Một vấn đề đáng chú ý nữa ở Brunei là việc quan hệ giữa Mỹ và Nga cùng Trung Quốc đang căng thẳng do vụ “người thổi còi” Edward Snowden dễ dàng bay từ Hong Kong sang Nga. Nhiều khả năng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thảo luận vấn đề này với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Brunei.

(Theo TTO)

Các tin khác
Thượng nghị sỹ Chuck Schumer phát biểu sau khi Thượng viện thông qua dự luật cải cách chế độ nhập cư

Sau nhiều tháng tranh cãi, ngày 27/6, Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát đã thông qua dự luật, theo đó sẽ cải cách sâu rộng chế độ nhập cư, nhưng cũng sẽ tăng cường siết chặt an ninh các tuyến biên giới.

Tàu chiến Trung Quốc tập trận ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (27/6) đã lớn tiếng cảnh báo các nước có tranh chấp ở Biển Đông rằng, việc họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ hoàn toàn “vô ích”, và con đường đối đầu với Trung Quốc chắc chắn sẽ “thất bại”.

Thủ tướng Plamen Oresharski (giữa) và các thành viên nội các mới tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội ở thủ đô Sofia ngày 29/5.

Ngày 26/6, tại thủ đô Sofia của Bulgaria, trong khi số lượng người tham gia biểu tình chống chính phủ của Thủ tướng Plamen Oresharski có xu hướng giảm dần, hàng trăm người đã tập trung lại Cung Văn hóa Quốc gia để phản đối yêu sách đòi chính phủ từ chức.

Cảnh sát vũ trang Trung Quốc tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong một vụ bạo động xảy ra sáng 26/6 tại một thị trấn ở huyện Thiện Thiện, tỉnh Thổ Lỗ Phiên thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Tây Bắc nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục