Sắc vàng của nghị quyết

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/2/2015 | 2:59:51 PM

YBĐT - Con đường nhỏ dẫn vào gia đình ông Nguyễn Văn Quyết ở tổ dân phố 8, thị trấn nông trường Trần Phú những ngày giáp Tết Ất Mùi nhộn nhịp và tất bật hơn hẳn ngày thường. Từ khi người tiêu dùng quay lưng lại với hoa quả nhập từ ngoại chất lượng thì gia đình ông đã trở thành địa chỉ tin cậy của thương lái từ khắp các thành phố lớn về thu mua cam để cung cấp ra thị trường.

Năm 2014, sản lượng cam của Nông trường Trần Phú ước đạt trên 2.500 tấn quả. Ảnh: Minh Thúy
Năm 2014, sản lượng cam của Nông trường Trần Phú ước đạt trên 2.500 tấn quả. Ảnh: Minh Thúy

Những trái cam chín vàng, căng mọng đang được gia chủ và thương lái nâng niu xếp cẩn thận trong các hộp xốp, chỉ sau vài ba tiếng đồng hồ, những sắc vàng ấy sẽ được rời núi, đến tay người tiêu dùng nhiều địa phương.

Với diện tích khoảng hơn 2ha, trong đó cam sành chiếm phần lớn diện tích với 1,2ha, còn lại là diện tích cam Đường Canh và cam Chanh. Thời tiết thuận lợi cùng với sự cần cù, chịu khó và kinh nghiệm chăm sóc  lâu năm, vụ cam năm nay gia đình ông Quyết ước thu hoạch trên dưới 35 tấn, trong đó sản lượng cam Đường Canh gần 10 tấn, giá bán 25.000 - 27.000đồng/kg, cam sành 25 - 27 tấn, giá bán 12.000đồng/kg, gia đình ông cầm chắc trong tay 600 triệu đồng đã trừ chi phí.

Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường vào dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng cao so với bình thường, năm nay, gia đình ông Quyết đã để lại khoảng 20 tấn cam sành chất lượng và mẫu mã đẹp để cung cấp ra thị trường. Ông Quyết còn cho biết: "Cam là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công chăm sóc và đầu tư chỉ khoảng 30 triệu đồng/ha/năm, thời gian cho thu hoạch của cây cam kéo dài, nhất là đối với giống cam sành có thể 20 năm sau mới phải trồng lại. Thời gian, tới gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích thêm khoảng 2ha cam sành và cam Đường Canh tại thôn 26/3 của xã Thượng Bằng La".

Dẫn chúng tôi đi trên con đường đã được bê tông hóa từ thôn 19/5 đến các thôn 3, 6, 7, 8 của thị trấn Trần Phú với những biệt thự bề thế đang mọc lên san sát giữa sắc vàng của cam đang vào thời điểm chính vụ, Bí thư Đảng ủy Phạm Văn Thành phấn khởi cho hay: "Toàn thị trấn có tới hơn 60 hộ như gia đình đảng viên Nguyễn Văn Quyết với thu nhập 500, 600 triệu đồng/năm; còn những hộ có mức thu nhập 100, 200 triệu đồng/năm trở lên thì khá phổ biến tại địa phương".

Đây là kết quả của việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn về phát triển vùng cây ăn quả có múi. Đảng bộ thị trấn đã quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả tập trung chủ yếu ở các tổ dân phố 19/5, 7, 8. Kết hợp điều kiện tự nhiên với kinh nghiệm của người dân, Nghị quyết đã góp phần đưa cây cam trở thành cây trồng thế mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời điểm đầu nhiệm kỳ, toàn thị trấn mới chỉ có trên 120ha, đến nay diện tích cam của thị trấn đã tăng lên gần 400ha, vượt xa so với Nghị quyết Đảng bộ thị trấn đề ra.

Cùng với đó, sản lượng, chất lượng sản phẩm cam của Trần Phú đã được nâng lên rõ rệt với các vườn cam chuyên canh sành, cam chanh, Đường Canh và cam V2. Với sản lượng cam ước đạt trên 2.500 tấn, năm 2014, nông dân thị trấn nông trường Trần Phú sẽ có nguồn thu hàng trăm tỷ đồng.

Cũng theo ông Phạm Văn Thành - Bí thư Đảng ủy thị trấn Nông trường Trần Phú thì để bảo đảm phát triển vùng cây ăn quả mang tính chất bền vững, Đảng bộ tiếp tục rà soát, quy hoạch vùng cây ăn quả, tăng cường vận động nhân dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt sẽ tập trung sản xuất cam sạch theo tiêu chuẩn để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, tiến tới mục tiêu xây dựng thương hiệu cam Văn Chấn.

Ngọc Thúy

Các tin khác
Cam - cây thế mạnh phát triển kinh tế của nhân dân các xã vùng ngoài huyện Văn Chấn. Ảnh Minh Thúy

YBĐT - 31 đơn vị xã, thị trấn, mỗi địa phương đều có tiềm năng, thế mạnh và ưu điểm riêng. Để đưa nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã xác định cụ thể các nhiệm vụ, mục tiêu cho từng giai đoạn, đồng thời có biện pháp lãnh, chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực, lấy kinh tế làm trọng tâm, động lực để thúc đẩy các địa phương cùng phát triển, tạo tiền đề quan trọng xây dựng huyện ngày càng đổi mới.

Bí thư Chi bộ thôn Bản Hốc - Lò Xuân Liên (người bên phải) trao đổi với lãnh đạo xã Đồng Khê về hiệu quả của việc chuyển đổi mô hình trồng ngô sang nuôi cá ruộng của thôn.

YBĐT - "Đảng phải kiểm điểm và chuyển biến trước, kế đó mới đến chính quyền và các ngành, đoàn thể. Phê bình là phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và không tranh thủ phê bình để hạ thấp uy tín của Đảng, của cán bộ. Phê bình những việc làm chưa tốt, chưa chuyển chứ không phải nhìn việc để phê bình người. Phê là chống và chống là để xây dựng Đảng cho tốt hơn, để Đảng ra được nghị quyết hợp lòng dân hơn...".

Đồng chí Trần Thế Hùng (người đứng) - Bí thư Huyện ủy Văn Yên dự và phát biểu tại buổi sinh hoạt Chi bộ thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ.

YBĐT - Đảng bộ huyện Văn Yên hiện có 5.902 đảng viên sinh hoạt tại 54 chi, Đảng bộ trực thuộc và 446 chi bộ cơ sở. Xác định rõ nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chi bộ là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, những năm qua, Đảng bộ huyện đã cụ thể hóa Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và thực hiện ở các chi bộ, Đảng bộ trực thuộc.

Cán bộ Công ty Điện lực Yên Bái kiểm tra điện, bảo đảm cung ứng điện an toàn cho người dân.

YBĐT - Xác định rõ nhiệm vụ “Phát triển sản xuất - kinh doanh là trung tâm; xây dựng Đảng, là nhiệm vụ then chốt”, thời gian qua, các cơ sở Đảng trực thuộc Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực vươn lên, tạo sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục